Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Mô hình Rectangle Tops Patterns (Mô hình đỉnh hình chữ nhật)

Mô hình Rectangle Tops (Mô hình đỉnh hình chữ nhật)

I. ĐẶC TRƯNG:

- Xu hướng giá: Xu hướng tăng giá dẫn đến mô hình này.



- Hình dáng: Giá tạo các đỉnh bằng và đáy bằng, dao động dập dềnh tạo thành 2 đường xu hướng song song trông giống hình chữ nhật. Giá sẽ chạm mỗi đường xu hướng ít nhất 2 lần.

- Khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch có xu hướng giảm dần trong ít nhất là 70% thời gian.

- Điểm phá vỡ: Điểm phá vỡ xuất hiện khi giá vượt ra khỏi một trong 2 đường xu hướng của mô hình chữ nhật. Tỷ lệ thỏa mãn mục tiêu giá sau điểm phá vỡ theo chiều hướng lên (Bullish Breakout) là 80% trong khi tỷ lệ thỏa mãn mục tiêu giá sau điểm phá vỡ theo chiều hướng xuống (Bearish Breakout) là 63%.

II. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

- Quy tắc đo: Tính chiều cao giữa 2 đường xu hướng song song (đoạn AB) rồi nhân kết quả đó với tỷ lệ thỏa mãn mục tiêu giá sau điểm phá vỡ nêu trên sau đó cộng kết quả với mức giá tại điểm B (nếu phá vỡ theo chiều hướng lên) hoặc trừ kết quả với mức giá tại điểm A (nếu phá vỡ theo chiều hướng xuống) để đạt giá mục tiêu (C).

- Kỳ vọng điểm phá vỡ: Vì điểm phá vỡ có thể theo bất kỳ hướng nào nên phải chờ giá đóng cửa bên ngoài đường xu hướng trước khi vào trạng thái.

- Giao dịch bên trong mô hình: Nếu mô hình chữ nhật đủ cao thì mua tại đường xu hướng đáy và bán tại đường xu hướng đỉnh sau đó đảo ngược giao dịch.

- Mô hình chữ nhật cao hơn có điểm phá vỡ theo chiều hướng lên có hiệu quả đáng kể hơn mô hình chữ nhật thấp hơn. Khối lượng giao dịch tăng dần thì mô hình sẽ hiệu quả hơn dù phá vỡ theo bất kỳ chiều hướng nào. Khối lượng giao dịch lớn tại điểm phá vỡ thì hiệu quả sẽ cao hơn. Hiện tượng hồi lại sau điểm phá vỡ thường ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét