Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Mô hình đồ thị hình chữ nhật Rectangle Patterns


Mô hình đồ thị hình chữ nhật (Rectangle)

Mô hình đồ thị hình chữ nhật (Rectangle) là một dạng mô hình tiếp tục xu hướng của thị trường, nó trông giống như trong một kênh giao dịch cho đến cuối của xu hướng biến động giá hàng hóa. Hình mẫu kỹ thuật này có thể được nhận biết một cách rõ ràng thông qua hai đường nối các đỉnh và các đáy trong xu hướng biến động giá hàng hóa. Đường nối các đỉnh và các đáy của xu hướng biến động giá tạo thành đỉnh và đáy của hình chữ nhật. Những hình chữ nhật đôi khi được xem như những khung giao dịch, những khu vực củng cố hoặc bế tắc trong sự biến động của giá hàng hóa. 

Có nhiều sự tương đồng giữa mô hình Rectangle và mô hình Symmetrical Triangle (tam giác cân), trong khi cả hai đều là những hình mẫu kỹ thuật tiếp tục xu hướng của thị trường, chúng đều mang lại những thông tin khá quan trọng đó là dự báo những đỉnh và đáy của xu hướng. Cũng như với hình mẫu kỹ thuật tam giác cân, hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật chỉ hoàn thiện cho tới khi điểm phá vỡ (breakout) xuất hiện. Thỉnh thoảng những tín hiệu sớm có thể được nhận biết, nhưng thường thì dấu hiệu "breakout" khó có thể xác định trước một cách sớm và chính xác. Rectangle có thể diễn ra trong một vài tuần hoặc trong vài tháng, thông thường thì hình mẫu này diễn ra trong khoảng ba tuần, trong trường hợp lý tưởng Rectangle có thể diễn ra trong khoảng ba tháng, nói chung những dấu hiệu "breakout" do những Rectangle diễn ra trong thời gian dài thường tin cậy hơn những dấu hiệu "breakout" được mang lại bởi những Rectangle diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Mô hình Rectangle có 2 dạng: Bullish Rectangle (mô hình hình chữ nhật tiếp tục xu hướng tăng giá xuất hiện trong một xu hướng tăng giá) và Bearish Rectangle (mô hình hình chữ nhật tiếp tục xu hướng giảm giá xuất hiện trong một xu hướng giảm giá).

Chiến lược giao dịch đối với mô hình này chính là vào trạng thái mua (theo mô hình Bullish Rectangle) hoặc bán (theo mô hình Bearish Rectangle) tại điểm phá vỡ/điểm xuyên phá và bổ sung trạng thái khi giá test lại đường kháng cự cũ hoặc đường hỗ trợ cũ. Mục tiêu chốt lời được ước tính bằng cách cộng chiều cao mô hình với mức giá tại điểm phá vỡ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét