Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Mô hình đồ thị tam giác đối xứng Symmetrical Triangle Patterns

Mô hình đồ thị tam giác đối xứng (Symmetrical Triangle)

Mô hình Symmetrical Triangle (tam giác đối xứng) là dạng mô hình đồ thị hàm chứa ít nhất 2 điểm đỉnh (high) giá thấp dần và 2 điểm đáy (low) giá cao dần. Khi những điểm đỉnh được nối với nhau và những điểm đáy được nối với nhau thì 2 đường xu hướng hội tụ dần và tạo dáng cho mô hình tam giác đối xứng, rộng ở phần đầu và hẹp dần qua thời gian.

Tuy ở một số trường hợp mô hình tam giác đối xứng đánh dấu sự đảo chiều quan trọng song thường xuyên đánh dấu sự tiếp tục xu hướng hiện thời. Dù bản chất mô hình là tiếp tục xu hướng hay đảo chiều thì chiều hướng của xu hướng tiếp theo chỉ có thể được quyết định sau một sự phá vỡ có hiệu lực.

Dưới đây là những yếu tố cần thiết trong mô hình Symmetrical Triangle:

(1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình Symmetrical Triangle:

Để đảm bảo tiêu chuẩn thì một xu hướng rõ ràng cần tồn tại và xu hướng này ít nhất kéo dài vài tháng, từ đó mô hình Symmetrical Triangle đánh dấu giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng sau điểm phá vỡ (breakout).

(2) 4 điểm: Có ít nhất 2 điểm cần thiết để hình thành một đường xu hướng và có 2 đường xu hướng cần thiết để hình thành mô hình tam giác đối xứng. Do đó có ít nhất 4 điểm cần thiết để xem xét đến việc hình thành mô hình tam giác đối xứng. Điểm đỉnh thứ 2 cần ở mức giá thấp hơn điểm đỉnh thứ nhất và đường xu hướng kháng cự chạy xuống. Điểm đáy thứ 2 cần cao hơn điểm đáy thứ nhất và đường xu hướng hỗ trợ chạy lên. Về lý tưởng thì mô hình này hình thành từ 6 điểm (mỗi biên 3 điểm) trước khi điểm phá vỡ xuất hiện.



(3) Khối lượng giao dịch: Khi mô hình tam giác đối xứng mở rộng thì biên độ giao dịch hẹp dần, khối lượng giao dịch cũng bắt đầu giảm dần. Điều này ám chỉ sự im lắng trước khi bão táp xảy ra hay nói cách khác là sự tích lũy sâu sắc trước khi có sự phá vỡ.

(4) Thời gian phát triển: Mô hình tam giác có thể mở rộng trong vài tuần hoặc vài tháng. Nếu mô hình kéo dài dưới 3 tuần thì nó thường được xem là mô hình Pennant (mô hình đồ thị cờ đuôi nheo. Theo một mô hình điển hình thì thời gian phát triển khỏang 3 tháng.

(5) Thời gian điểm phá phá vỡ: Điểm phá vỡ lý tưởng xuất hiện tại ½ đến ¾ chặng đường phát triển mô hình. Khoảng thời gian phát triển mô hình có thể được đo từ phần đỉnh tam giác (apex: điểm hội tụ của 2 đường xu hướng tam giác) trở lại điểm khởi đầu đường xu hướng hỗ trợ (base). Sự phá vỡ trước mức ½ có thể chưa chín mùi và sự phá vỡ quá gần đỉnh (apex) có thể không có quan trọng. Xét cho cùng thì khi đỉnh tam giác sắp hình thành thì cần xuất hiện điểm phá vỡ.



(6) Hướng điểm phá vỡ: Hướng tương lai của điểm phá vỡ chỉ có thể được quyết định sau khi sự phá vỡ xảy ra. Việc phỏng đoán hướng của điểm phá vỡ được xem là nguy hiểm.

(7) Sự xác nhận điểm phá vỡ: Điểm phá vỡ được xem là hiệu lực dựa trên cơ sổ giá đóng cửa. Điểm phá vỡ xuất hiện cùng với sự gia tăng khối lượng giao dịch, đặc biệt trong trường hợp phá vỡ theo chiều đi lên.

(8) Giá hồi trở lại đỉnh tam giác: Sau khi có điểm phá vỡ (chiều lên hoặc chiều xuống) thì điểm đỉnh tam giác (apex) có thể trở thành vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự tương lai. Giá đôi khi hồi trở lại mức hỗ trợ hoặc kháng cự mới tại đỉnh tam giác trước khi tiếp tục theo hướng điểm phá vỡ.

(9) Mục tiêu giá: Có 2 phương pháp ước tính phạm vi dao động giá sau điểm phá vỡ. Cách thứ nhất là đo khoảng cách rộng nhất của tam giác đối xứng rồi cộng với mức giá tại điểm phá vỡ. Cách thứ 2 là vẽ một đường xu hướng song song với đường xu hướng chạy lên hoặc chạy xuống theo hướng của điểm phá vỡ. Sự mở rộng đường song song này sẽ đánh dấu mục tiêu tiềm năng sau điểm phá vỡ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét