Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Bí mật của Momentum trong kỹ thuật xác định xu hướng thị trường (Trend Trading)



Bí mật của Momentum trong kỹ thuật xác định xu hướng thị trường (Trend Trading)  

Các bạn thấy trên biểu đồ Phân tích kỹ thuật của tôi luôn có 
RSI và tôi vẽ mũi tên xác định xu hướng trên RSI giống hệt 
như trên biểu đồ giá ( price action) 

Vậy công dụng của RSi là gì và ứng dụng thế nào để xác định 
xu hướng !? 

Search trên Google về chỉ báo Indicator RSI,các bạn thấy công 
cụ này có chức năng chính là chỉ ra khu vực "Quá mua-
Overbought và Quá bán-Oversold "Tuy nhiên,nếu chỉ có 
vậy thì các Trader dễ bắt phải tín hiệu nhiễu khi thị trường dậy 
sóng. Trong các phiên giao dịch thì Phiên Mỹ ( Khoảng từ 7:20 
-10:00 ) có khối lượng giao dịch và cường độ giao động "khủng 
nhất" Đặc biệt vào các thời điểm công bố "Hot News" giá chạy 
rất nhanh và không "để ý" đến khu vực Overbought lẫn 
Oversold như RSI chỉ báo. 

Tóm lại, chúng ta nên xác định Overbought-Sold như sau: 
Bước 1: Chèn cả 2 line RSI với thông số 14 và 9 như ảnh minh 
họa sau:  
http://4.bp.blogspot.com/-qAOonq0MViA/Tw1Gj3bKuaI/AAAAAAAAAas/YsUiHp9xM1E/s1600/oversold.PNG
Bước 2: Khi cả 2 đường RSI đến khu vực quá mua/bán và giãn 
cách thì thời điểm đảo chiều đã đến 
Bước 3: Xác nhận tín hiệu, Quan sát tìm nến đảo chiều hoặc 
nến GIẢM ngay tại mức cản quan trọng ( Xác định theo quá 
khứ,Fibonacci,Trendline,..) 
Như ví dụ minh họa,Tôi xác định mức Kháng cự mạnh như sau: 
Nhìn kỹ sẽ thấy "Gap" hội tụ nhiều mức cản trong quá khứ ( 
Theo kinh thánh,khoa học,triết học,...đều khẳng định: LỊCH 
SỬ CÓ KHUYNH HƯỚNG LẬP LẠI CHÍNH NÓ"). Theo trường 
phái Phân tích kỹ thuật thì sau khi phá vỡ kênh giảm sẽ có đợt 
hồi về để củng cố lực tăng. 
Trong bài viết này,tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm dự báo xu 
hướng tiếp diễn hay sắp đảo chiều thông qua Momentum. 

Phần I: Momentum là gì ? 

Có thể hiểu nôm na, Momentum là " động lượng" và " "linh 
hồn" của Trend.  
Momentum được nhận dạng qua các Indicator như: RSI, MACD, Stochatic (theo kinh nghiệm,tôi chỉ dùng RSI để tránh 
xung đột ). Qua các hình dạng của Momentum,ta có thể dự 
báo xu hướng sẽ tiếp diễn hay sắp đảo chiều ( phân kì 
Divergence ) 

Phần II: Xu hướng sắp đảo chiều: 

Quan sát ví dụ sau : 

 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi2BCnbtuG2fXHaWTmFfHgvy3n36nGKrfzgDGLsv9j-Te4X4lQaPWh5BhcNbZML1pI32UYlLzkNNn4ZnRq4Ae2FH3RcoztoFhfrgVk8R_6pp6D3buCM6digXLdo2rozxrlct5XicAYnpaU/s1600/EURUSD_CONTINUOUS_TREND_MOMENTUM.PNG

  

Nếu chỉ quan sát trên biểu đồ giá thì xu hướng chủ đạo : GIẢM 
Kết luận như vậy thì Trader này chỉ có " 1 mắt" 
Theo kinh nghiệm,tôi luôn kết hợp Trend của RSI và đối chiếu 
với Trend trên biểu đồ giá. 
Các bạn thấy giá đang cắm đầu xuống thì quyết định BUY của 
tôi thật "mạo hiểm" phải không ? 
Tôi lại không nghĩ vậy,một đợt đảo chiều đã đến và bắt đầu lên ván chuẩn bị "lướt" 
1/ Moving Avarage (200) được áp dụng rất hiệu quả trên biểu 
đồ 1H. Đường MA này cũng được "kết án" chậm trễ,luôn theo 
sau thị trường. Tuy nhiên,kết luận hời hợt như vậy cho thấy 
tác giả đó chưa thấu hiểu bản chất của MA. Ở đây,mặc dù giá 
đã giảm khá xa so với đường MA nhưng MA vẫn không bị "lay 
động" và đang "trung bình giá" tạo lực hút tăng 
2/ RSI được hỗ trợ trên Bullish Trendline dự báo một đợt sóng 
tăng mạnh khi giá bật dậy từ hỗ trợ quan trọng. 

KẾT QUẢ: 
  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEirckWt9zVqnaVDkEG1rxW0jdEiVQNxiQZQRnZ-qdMJApzFqq34Bmx_4Adq71fWe0jxGAanbld5c6QBjIVJdEMrF2p8nW76R0KU1k1xLz4kRWAeV4_9twCJJUq8R9pdgur8kqvUl0G95IA/s1600/TRADING_RECORD_BULLISH_MOMENTUM.PN

Ví dụ 2: RSI phá vỡ Trendline   

Xu hướng chủ đạo trên biểu đồ giá là gì ? >> GIẢM 
Xu hướng trên RSI !? RSI phá vỡ Trendline kháng cự chỉ ra xu 
hướng giảm đã kết thúc và mở ra xu hướng tăng mới. https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEirckWt9zVqnaVDkEG1rxW0jdEiVQNxiQZQRnZ-qdMJApzFqq34Bmx_4Adq71fWe0jxGAanbld5c6QBjIVJdEMrF2p8nW76R0KU1k1xLz4kRWAeV4_9twCJJUq8R9pdgur8kqvUl0G95IA/s1600/TRADING_RECORD_BULLISH_MOMENTUM.PN

KẾT QUẢ:


Thế đấy, nếu chỉ Phân tích trên biểu đồ giá thì chỉ 
mới đánh giá ở vẻ bên ngoài.Cần kết hợp Momentum (linh 
hồn) để nắm được bản chất của vấn đề.  



Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Phân biệt điều chỉnh và đảo chiều


Phần lớn chúng ta đều ngạc nhiên khi mà tại 1 thời điểm nào đó giá chứng khoán trồi sụt mặc dù chúng ta vẫn nắm giữ chứng khoán đó với mục đích dài hạn hoặc thị trường có những thời điểm thăng trầm.
Đôi lúc chúng ta cũng đã trót bán đi những cổ phiếu ở 1 số vị trí khi thấy nó tăng lên được vài phiên, điều này sẽ gây ra những bực dọc cho chúng ta sau đó và nó thường xuyên xảy ra. Nhưng điều đó có thể được loại bỏ nếu chúng ta nhận biết được chính xác đâu là sự điều chỉnh.

Sự điều chỉnh là gì?

Sự điều chỉnh chỉ là hiện tượng đảo chiều tạm thời của đường giá, nó chiếm 1 khoảng thời gian ngắn trong 1 xu hướng giá lớn. Cái cốt lõi ở đây là đường giá chỉ đảo chiều tạm thời và không có dấu hiệu thay đổi lớn nào về xu hướng giá.

Ví dụ sau đây là sự điều chỉnh về xu hướng giá:



Bất chấp sự điều chỉnh giá, xu hướng dài hạn vẫn không bị ảnh hưởng, đường giá vẫn cứ tiếp tục tăng.

Những điều quan trọng để nhận ra sự điều chỉnh

Điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết phân biệt khi nào là sự điều chỉnh, khi nào xảy ra sự đảo chiều. Có 1 vài điểm chính khác nhau của 2 hiện tượng trên và được phân loại theo bảng sau:
 
Nhân tốĐiều chỉnhĐảo chiều
Khối lượng giao dịchThu lợi, chốt lời của nhà đầu tư nhỏ lẻ (những khoản kinh doanh nhỏ).Tổ chức tài chính bán ra (những khoản kinh doanh lớn).
Dòng chảy tiền mặtMua khi lãi suất thương mại đang có sự sụt giảm.Mua rất ít khi lãi suất thương mại biến động.
Mẫu đồ thịRất ít, chỉ 1 vài mẫu đảo chiều của đồ thị nến.Các mẫu đảo chiều cơ bản.
Khung thời gianĐảo chiều trong khoảng thời gian ngắn và không quá 2 tuần.Đảo chiều trong thời gian dài và không ít hơn 2 tuần.
Chính sách cơ bản (vĩ mô)Không có thay đổi.Có thay đổi hay có sự đầu cơ tích luỹ cơ bản.
Phạm vi hoạt độngThường xảy ra sau khi có sự tăng giá nhanh.Có xảy ra mọi lúc, trong những điều kiện khác việc mua bán vẫn không thay đổi.
Đồ thị nến NhậtNhững mẫu đồ thị nến có tính do dự (chưa được xác định rõ ràng). Ví dụ như là các hình nến có bóng trên hay bóng dưới dài hoặc những spinning (xoay quanh 1 mức giá cố định)Những mẫu đồ thị nến đảo chiều rõ ràng. Ví dụ như Engulfing, Soldiers và một số mẫu đơn giản khác.

Tại sao phải thừa nhận sự điều chỉnh giá là cần thiết?

Mỗi khi đường giá có sự đảo chiều thì phần lớn nhà đầu tư phản ứng với những quyết định rất cứng rắn sau:

1.    Giữ chặt cổ phiếu qua mùa giảm giá. Những nhà đầu tư này thường có kết quả thua lỗ lớn nếu những điều chỉnh giá không thể thoát khỏi xu hướng giá giảm mạnh.
2.    Bán và mua lại khi giá hồi phục. Những nhà đầu tư này có sự quan tâm rất lớn đến mức chênh lệch giá ngắn hạn. Nhưng những nhà đầu tư này cũng có thể mất đi cơ hội nếu giá hồi phục nhanh, quá rõ ràng.
3.    Thường xuyên bán ra. Những nhà đầu tư này sẽ mất đi cơ hội khi giá hồi phục trở lại.

Xác định phạm vi

Một trong những cách để nhận biết sự điều chỉnh là chúng ta cần xác định rõ các phạm vi của đường giá, chúng ta có thể nghiên cứu 1 trong những công cụ phổ biến sau:

      -    Fibonacci Retracements
      -    Pivot Points (những mức hỗ trợ và kháng cự)
      -    Trendline (những mức hỗ trợ và kháng cự)

Fibonacci Retracements: là công cụ tuyệt hảo để tính toán hoặc nhận biết những phạm vi giá sẽ điều chỉnh. Trong phần lớn những trường hợp, sự điều chỉnh sẽ xảy ra ở vùng 38.2% hoặc 50%. Nếu đường giá vượt qua các mức này thì sẽ hình thành sự đảo chiều thật sự.



Pivot Points: Những mức của Pivot Points cũng rất hay được sử dụng để nhận biết những phạm vi giá sẽ điều chỉnh. Rất nhiều nhà đầu tư sử dụng các mức hỗ trợ R1, R2, R3; nếu đường giá phá vỡ các mức này thì sẽ hình thành dạng đảo chiều chắc chắn.

Trendline (đường xu hướng): Nếu đường xu hướng chủ yếu bị bẻ gãy với khối lượng giao dịch lớn thì sự đảo chiều rất dễ xảy ra. Sử dụng kết hợp đồ thị nến Nhật và đường xu hướng sẽ cho tín hiệu đảo chiều chắc chắn hơn.

Những tín hiệu sai lầm và những điểm chết

Những tiêu chuẩn của sự điều chỉnh và sự đảo chiều có 1 chút khác biệt đã được trình bày theo bảng phía trên. Một cách tốt nhất để bảo vệ lợi nhuận là sử dụng “dừng lỗ” (stop-loss). Sau đây là phương pháp đặt điểm dừng lỗ:

1.    Chúng ta có thể ước lượng vùng điều chỉnh bằng cách sử dụng phân tích kỹ thuật và đặt điểm dừng lỗ dưới các mức này tuỳ theo sự định lượng.
2.    Cũng có thể đặt điểm dừng lỗ dưới các đường hỗ trợ xu hướng dài hạn hoặc đường trung bình động (Moving Averange).

Tốt nhất để giảm thiểu rủi ro thì chúng ta có thể thoát ra khỏi thị trường trong lúc điều chỉnh. Nhưng cũng có thể chọn cách thoát ra khỏi thị trường khi đúng lúc thị trường đảo chiều thật sự.

Kết luận

Cũng như các nhà đầu tư khác, chúng ta cũng cần phân biệt rõ giữa sự điều chỉnh và đảo chiều. Nếu không nắm rõ chúng ta sẽ có nhiều rủi ro cũng như mất đi nhiều cơ hội khi đã thoát ra thị trường quá sớm. Khi vẫn nắm giữ các cổ phần chứng khoán chúng ta cũng chỉ hao mòn tiền lãi và cơ hội sẽ trôi đi. Kết hợp phân tích kỹ thuật để phát hiện sớm và đo lường mức độ điều chỉnh hay đảo chiều, chúng có thể giúp chúng ta giảm thiểu rủi ro cũng như có 1 chiến lược kinh doanh tốt hơn.

Nhận diện ngày đảo chiều


Một dạng khác của giá là ngày đảo chiều then chốt. Mô hình nhỏ này thường cảnh báo về một sự thay đổi về xu hướng sắp xảy ra.
Trong một xu hướng tăng, giá mở cửa của ngày này thường cao hơn so với ngày hôm trước, sau đó đột nhiên chùn xuống mạnh mẽ và đóng cửa thấp hơn ngày hôm trước. (Ngược lại trong xu hướng giảm, ngày đảo chiều then chốt tại đáy thường sẽ có giá mở cửa thấp hơn nhưng lại có giá đóng cửa cao hơn ngày liền trước.)
 Với ngày đảo chiều then chốt, phạm vi giá càng rộng thì khối lượng giao dịch càng lớn, sự cảnh báo trở nên quan trọng hơn và uy lực của nó cũng khủng khiếp hơn. Xét vẻ bề ngoài của ngày đảo chiều thì sự chênh lệch giá mở và đóng của ngày này so với sự chênh lệch mở và đóng của ngày liền trước càng nhiều thì sự đảo chiều càng trở nên thuyết phục hơn. Ngày đảo chiều then chốt là một mô hình tương đối không quan trọng và không tạo nên sự thuyết phục lớn nào cho một sự đảo chiều, nhưng nó sẽ đáng tin cậy hơn nếu đồng thời có những chỉ số kỹ thuật khác cũng cho thấy sự thay đổi lớn trong xu hướng sắp tới. (Xem Figure 7-1)

Tính chất riêng của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự ảnh hưởng đến phân tích kỹ thuật


Tính chất riêng của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự ảnh hưởng đến phân tích kỹ thuật

Xem hình
Trong thời gian vừa qua, không ít nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật (PTKT) gặp khó khăn trong việc phân tích và dự báo thị trường. Nhiều người cho rằng PTKT sử dụng không hiệu quả ở Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Chúng ta sẽ xem xét tính chất đặc thù của TTCK Việt Nam và ảnh hường của nó đối với việc sử dụng PTKT:
1. Giá trong nhiều trường hợp chưa phản ánh hết các hành động của thị trường
Giá chứng khoán tại mỗi thời điểm phản ánh một tập hợp tâm lý của rất nhiều các nhà đầu tư trên thị trường. Các nhà đầu tư này bao gồm cả những nhà dự đoán thị trường giỏi nhất cho đến công chúng theo sau. Tâm lý của họ thể hiện sự kỳ vọng hay thất vọng về chứng khoán với các xu hướng và tin tức trên thị trường.
Các nhà đầu tư có chung tâm lý sẽ có cùng hành động giống nhau. Các hành động bán hay mua tại một thời điểm, với quy mô khác nhau của tất cả các nhà đầu tư thể hiện thành cung (supply) và cầu (demand).
Sau khi phân nhóm, do tính chất ưu tiên giá cao đối với cầu và ưu tiên giá thấp đối với cung, các nhà đầu tư phải cạnh tranh với chính những người có cùng hành động giống mình để có thể thực hiện thành công việc Mua hoặc Bán chứng khoán
• Để bán được chứng khoán, những người có hành động cung trên thị trường phải hạ giá bán để được ưu tiên bán trước. Áp lực cung càng lớn thì áp lực giảm giá càng lớn và ngược lại.
• Để mua được chứng khoán, những người có hành động cầu trên thị trường phải tăng giá mua để được ưu tiên mua trước. Áp lực cầu càng lớn thì áp lực tăng giá càng lớn và ngược lại.
Giá giao dịch tại mỗi thời điểm luôn là sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường. Nói một cách khác giá phản ánh tất cả hành động của thị trường. Đây là nền tảng cơ bản của lý thuyết Dow và cũng chính là nền tảng quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật. Ở các thị trường phát triển, với quy mô giao dịch khổng lồ, tại mỗi thời điểm luôn tồn tại một số lượng lớn các nhà đầu tư với những lợi ích và sự kỳ vọng khác nhau về giá chứng khoán. Bên cạnh đó, giá giao dịch không có bất kỳ ràng buộc nào về biên độ, nó có đủ độ rộng cần thiết để phản ánh đầy đủ các trạng thái cung-cầu trên thị trường. Khi những điều tồi tệ xảy ra đối với một loại chứng khoán, áp lực cung đủ lớn để buộc nó giảm mạnh, có những trường hợp đã giảm hơn 50% chỉ trong một ngày giao dịch. Sự giảm giá khủng khiếp của Bear Stearn, Freddie Mac hay Fannie Mae gần đây là những ví dụ điển hình.
Do giả định giá phản ánh tất cả các hành động của thị trường, các nhà phân tích sử dụng phân tích kỹ thuật chỉ cần tập trung vào giá-khối lượng, thông qua nhiều công cụ đo lường khác nhau, là có thể thấy được các trạng thái tâm lý của thị trường.
Chúng ta đều biết các chỉ số trong PTKT (MACD, RSI, MFI, OBV, A/D,…) được xây dựng trên cơ sở các mối tương quan của giá hoặc khối lượng. PTKT nhìn nhận cung và cầu cân bằng tại mức giá giao dịch và  khối lượng giao dịch.
Tại thị trường Việt Nam, trong nhiều trường hợp đã không phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa cung và cầu: Khi cầu hoặc cung áp đảo, áp lực tăng giá hoặc giảm giá là rất lớn, biên độ giao động hẹp làm cho các nhà đầu tư không thể tăng giá mua hoặc giảm giá bán nhiều hơn các mức giá trần hoặc giá sàn. Điều này làm cho sức mạnh trong tâm lý của các nhà đầu tư bị kìm nén, chúng gây nên tình trạng khan hiếm giả tạo khi mức giá chào mua/chào bán không đáp ứng được kỳ vọng của những nhà đầu tư có kỳ vọng ngược lại, họ không giao dịch.
Khi cầu áp đảo cung, áp lực tăng giá lớn. Do giới hạn giá trần, các nhà đầu tư không thể tăng giá mua để đáp ứng kỳ vọng mong đợi của bên bán, xuất hiện tình trạng dư cầu và giá không đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu.Thị trường cần trải qua nhiều ngày giao dịch để giá có thể tăng lên và đạt mức kỳ vọng của cung.Khi cung áp đảo cầu, áp lực giảm giá lớn. Do giới hạn giá sàn, các nhà đầu tư không thể giảm giá mua để đáp ứng kỳ vọng mong đợi của bên mua, xuất hiện tình trạng dư cung và giá không đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu. Thị trường cần trải qua nhiều ngày giao dịch để giá có thể giảm xuống và đạt mức kỳ vọng của cầu.
Trong đợt tăng giá từ 11/6/2008 đến nay, thị trường đã trải qua cả 2 tình trạng: tranh bán và tranh mua. Tranh mua trong khoảng thời gian từ 23/6-4/7 và 8/7-17/7/2008. Tranh bán từ 18/7 đến 25/7/2008. Nhìn xa hơn vào quá khứ cũng sẽ thấy nhiều trường hợp tương tự như vậy.
Với các đặc trưng này của thị trường, trong các trường hợp tranh mua/tranh bán, giá chậm trễ trong việc phản ánh mối quan hệ cung-cầu. Thị trường cần trải qua một vài ngày giao dịch để giá có thể phản ánh đầy đủ các hành động của thị trường. Giả định tiền đề của PTKT có lẽ cần phải điều chỉnh lại để thích ứng với TTCK Việt Nam: Coi sự dịch chuyển giá là một quá trình và không nên nhấn mạnh tính thời điểm, đặc biệt là khi thị trường tranh mua hoặc tranh bán.
Khi thị trường tranh mua/tranh bán, dư cầu/dư cung với khối lượng lớn và áp đảo, một số nhà đầu tư đặt các lệnh mua/bán nhưng không có ý định thực hiện các lệnh này nếu nó được thị trường đáp ứng. Đây chính là cầu ảo/cung cảo. Mục đích của chúng là nhằm gây tâm lý hoài nghi cho các nhà đầu tư khác. Chúng rất khó có thể tách biệt rõ ràng với cầu thực và cung thực (nếu sự phân biệt là cần thiết cho việc phân tích). Vấn đề này có lẽ chỉ xuất hiện ở các thị trường như Việt Nam.
2. Ảnh hưởng từ sự chậm trễ của giá
Các chỉ số kỹ thuật vốn được xây dựng như là các công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá các xu hướng và mức độ biến động giá. Ở TTCK Việt Nam, khi giá chậm trễ trong việc phản ánh các hành động của thị trường,  các chỉ số kỹ thuật cũng bị ảnh hưởng theo. Ảnh hưởng này thể hiện ở 2 vấn đề sau:
          2.1 Vấn đề khối lượng giao dịch
Theo các tài liệu về PTKT của nước ngoài, KLGD tăng sẽ củng cố cho xu hướng hiện tại. Giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh, do các nhà đầu tư hoạt động mạnh hơn (mua hoặc bán nhiều hơn), kéo theo KLGD tăng lên.
• Khoảng thời gian từ điểm số (1) đền số (2) hoặc từ số (3) đền số (4), KLGD giảm mạnh tương ứng với sự giảm mạnh hoặc tăng mạnh của VN-Index.
• Tại các điểm (A), (B), (C), (D), KLGD đều tăng đột biến. Đây là thời điểm gom hang hoặc xả hàng.
Nhìn chung, khi thị trường tranh mua hoặc tranh bán quá nóng, KLGD đều giảm mạnh.
• KLGD có xu hướng tăng sau ngày 19/5/2008, củng cố cho xu hướng giảm của DJIA.
• KLGD có xu hướng giảm sau ngày 17/7/2008 đặt ra nghi vấn cho sự tồn tại xu hướng giảm trước đó của DJIA.
Khi DJIA tăng mạnh hoặc giảm mạn, KLGD tăng. Khi DJIA tăng/giảm chưa mạnh, trong một số trường hợp KLGD có thể sẽ ổn định hoặc tăng không rõ ràng.
Ở Việt Nam, khi thị trường tăng mạnh hoặc giảm mạnh lại thường là thời điểm tranh mua hoặc tranh bán, KLGD có xu hướng thu hẹp. Sau đó, khi KLGD tăng mạnh thường là thời điểm phân phối (xả hàng hoặc gom hàng), chúng đặt ra nghi vấn cho sự tồn tại của xu hướng trước đó (liệu có một sự đảo chiều chăng?), chưa cho thấy ý nghĩa của sự củng cố xu hướng.
Hậu quả của tình trạng này là các chỉ số kỹ thuật xây dựng dựa trên KLGD như On Balance Volume, Money Flow Index, A/D line,… bị ảnh hưởng.  Chúng ta sẽ xem xét các trường hợp điển hình của: On Balance Volume (OBV) và A/D Line (A/D).
• OBV là chỉ số phản ánh sự  tích luỹ KLGD sau các phiên giao dịch. Cộng thêm KLGD khi tăng giá và trừ bớt KLGD nếu giảm giá.
• A/D là chỉ số phản ánh sự tích luỹ KLGD thành công đã có điều chỉnh theo tỷ lệ tăng giảm giá trong phiên.
 Cả 2 chỉ số này đều lấy sức tăng/giảm kết hợp với sự phân kỳ âm/dương để xác định khả năng củng cố của xu hướng giá.
 Quan sát biểu đồ bên chúng ta nhận thấy:
• Khoảng thời gian từ điểm số (1) đến số (2), VN-Index giảm mạnh, mỗi ngày đều giảm gần như hết biên độ cho phép, KLGD cũng giảm. A/D hình thành phân kỳ dương (ngược chiều với VN-Index-một tín hiệu khác với sự củng cố cho xu hướng giảm của VN-Index). Ngược lại, OBV giảm và hình thành phân kỳ âm, hội tụ với VN-Index. Tuy nhiên mức độ giảm của OBV là không mạnh, OBV chỉ giảm 2,5 lần.  Chúng quá ít so với sự gia tăng trong khoảng thời gian từ điểm số (2) đến điểm số (3): OBV tăng hơn 3 lần, mặc dù VN-Index tại điểm số (3) chỉ là 486,53, thấp hơn điểm số (1): 35,83 điểm. Như vậy, KLGD giảm làm cho sự  phân kỳ âm của OBV và phân kỳ dương của A/D chưa phản ánh đúng sức giảm thực tế của giá. Nói cách khác chúng chưa củng cố mạnh như có thể đối với xu hướng giảm của VN-Index.
• Tại điểm số (3), sức tăng của OBV và A/D cùng cao gấp hơn 3 lần so với bình quân sức tăng của 3 ngày trước đó. Về mặt lý thuyết, đây là dấu hiệu củng cố mạnh hơn những ngày trước đối với xu hướng tăng của VN-Index. Thế nhưng, ngay ngày hôm sau, A/D giảm và dần hình thành phân kỳ âm trong những ngày tiếp theo, dấu hiệu cảnh báo xu hướng tăng hiện tại sắp kết thúc.
          2.2 Sự ảnh hưởng của tính chậm trễ đến các chỉ số được xây dựng trên cơ sở của giá
Trên thực tế, các chỉ số PTKT được xây dựng dựa trên mối tương quan thuần tuý của giá (không có sự kết hợp với KLGD) là rất nhiều: MACD, Momentum, MA, Stochatic Oscillator,… Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra 2 ví dụ để minh hoạ cho sự chậm trễ của giá ảnh hưởng đến các chỉ số: Aroon và Relative Strength Index:
Aroon và Relative Strength Index (RSI) đều là những chỉ số phản ánh mối tương quan giữa xu thế tăng và xu thế giảm:
• Aroon Up đại diện cho xu thế tăng, Aroon Down đại diện cho xu thế giảm. Aroon Up càng lớn hơn Aroon Down bao nhiêu thì xu thế tăng giá hiện tại của chứng khoán càng lớn và ngược lại.
• RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng và sức giảm của giá chứng khoán. Nếu RSI>50 thì sức tăng là lớn hơn sức giảm và ngược lại.
Ở biểu đồ kế bên, tại điểm số (2) ngày 23/7/2008, Aroon và RSI phản ánh sự cân bằng và dần thắng thế của sức giảm (xu thế giảm) so với sức tăng (xu thế tăng). Chúng ta đều biết rằng đến ngày này, VN-Index đã trải qua ngày thứ 4 liên tiếp các nhà đầu tư tranh bán.
Nếu chúng ta sử dụng một chu kỳ tính toán dài hơn thì kết quả thu được thậm chí còn chậm hơn. Ngược lại, nếu sử dụng một chu kỳ ngắn hơn sẽ làm cho các tín hiệu phản ứng hơn và cũng thiếu chắc chắn hơn.
Trên đây, chúng tôi mới chỉ trình bày ảnh hưởng từ sự chậm trễ của giá đối với một số chỉ số kỹ thuật. Trong thực tế, chúng ta có thể chỉ ra nhiều hơn các chỉ số bị ảnh hưởng.
Như vậy, có thể thấy tính chất riêng có của TTCK Việt Nam: Thị trường có biên độ hẹp. Chúng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phản ánh các hành động thị trường của giá chứng khoán. Đặc biệt, trong các trường hợp tranh mua/tranh bán mạnh mẽ, giá cần trải qua nhiều phiên tăng hoặc giảm mạnh để giúp cho cung và cầu cân bằng.
Khi giá chậm trễ, các chỉ số PTKT cũng bị ảnh hưởng. Nhà đầu tư nào sử dụng nhiều các chỉ số này mà chưa quan tâm đúng mức đến các xu hướng vận động, trong nhiều trường hợp họ sẽ không thấy hết những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường.

Xác định sớm đáy thị trường – có thể không?

 
Xác định sớm đáy thị trường – có thể không?

Tất cả các đợt tăng mới đều bắt đầu từ “Ngày tạo đà”. Tuy nhiên, không phải tất cả “Ngày tạo đà” đều sẽ dẫn đến một đợt tăng mới.
Như chúng ta đã thấy, hiện nay thị trường đang ở xu hướng giảm, hầu hết các nhà đầu tư đều giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu tham gia quá sớm không đúng đáy thị trường khả năng mất tiền là rất cao, nhưng nếu quá chậm thì sẽ lại vuột mất cơ hội. Vậy, nên đứng ngoài thị trường này trong bao lâu? Một trong những câu trả lời chính là sử dụng kỹ thuật “Follow Through Day” tạm dịch là “Ngày tạo đà” của phương pháp CANSLIM. Kỹ thuật này sẽ giúp nhà đầu tư xác định sớm đáy thị trường.
Kỹ thuật “Ngày tạo đà” giúp xác định sớm đáy thị trường với tỷ lệ thành công 75%.
Sau một thời gian giảm giá, thị trường sẽ có phiên tăng điểm trở lại và phiên tăng điểm này được tính là Ngày 1 của đợt cố gắng phục hồi.
Hai phiên tiếp theo Ngày 2 & 3 chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi. Tuy không nhất thiết phải tăng mạnh nhưng tuyệt đối hai phiên này không được rớt dưới điểm thấp nhất của Ngày 1 khi đó đợt phục hồi vẫn còn giá trị.
Theo đó, ngày tạo đà thường xuất hiện trong khoảng từ Ngày 4 đến Ngày 7 của đợt cố gắng phục hồi khi chỉ số thị trường tăng từ 1,7% trở lên so với phiên trước. Đồng thời, khối lượng cũng tăng cao hơn so với phiên trước.
Hình 1: Minh họa ngày tạo đà
Ngày tạo đà là dấu hiệu đáng tin cậy về một đợt phục hồi mới đang bắt đầu và đáy thị trường đã được xác lập với tỷ lệ thành công là 75%. Điều này báo hiệu cho nhà đầu tư thấy thị trường đang thay đổi xu hướng và nên bắt đầu cân nhắc mua vao các cổ phiếu theo dõi. Tuy nhiên, đối với ngày tạo đà xuất hiện sau Ngày 10 thì tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn.
Mặc dù kỹ thuật này có vẻ bí ẩn ở lần đầu tiên tiếp cận. Nhưng, nó thật sự là kết quả nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua của IBD theo khoa học xác suất thống kê.
Lưu ý: Tất cả các đợt tăng mới đều bắt đầu từ “Ngày tạo đà”. Tuy nhiên, không phải tất cả “Ngày tạo đà” đều sẽ dẫn đến một đợt tăng mới.

Cách xác định trend bằng ADX, PSAR và Ichimoku


Cách xác định trend bằng ADX, PSAR và Ichimoku
Ai cũng biết nhưng chúng ta vẫn phải nhắc lại, trend là bạn của trader. Bởi vì có xác định được trend, chúng ta mới sử dụng được các chiến thuật và chỉ số hợp lý.
Về cơ bản, ADX (bao gồm cả +DI và -DI, tạo thành DMI - Directional Movement Indicator System) được dùng để xác định trend. Đại loại là nếu ADX lớn hơn 25 và up thì thị trường có trend, ADX nhỏ hơn 25 thì thị trường không có trend. Sau đó, trong trường hợp thị trường có trend thì nếu +DI cắt -DI từ dưới lên thì trend là up, và ngược lại, +DI cắt -DI từ trên xuống thì trend là down. Còn bản thân ADX chỉ cung cấp cường độ của trend, không cung cấp hướng down hay up. Nhưng ADX thực sự rất khó dùng, đôi lúc rất mơ hồ, cứ tà tà đi ngang. Mức có trend lại có nhiều người đặt khác nhau, có người trên 20 đã coi là có trend. Hơn nữa, ADX chưa giúp phát hiện sớm và chính xác thời điểm xuất hiện của trend. Các tín hiệu của nó tương đối trễ, trend phát triển được một thời gian rồi nó mới khẳng định. Thêm nữa, +DI và -DI nhiều khi cho tín hiệu rất nhiễu loạn.
PSAR là một chỉ số cho biết rất sớm (rất nhạy) sự xuất hiện của trend. Nhược điểm của nó là chỉ báo up hay down. Nó không thể hiện tình trạng non-trend của thị trường. Tiếc thay, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn.
Vì vậy, đã có rất nhiều bài viết về cách phối hợp ADX cùng với PSAR để sử dụng ưu điểm của cả 2 chỉ số, loại bỏ nhược điểm của cả 2. John Murphy nổi tiếng cũng đã từng gợi ý về cách dùng DMI (ADX, +/-DI) với PSAR. Tuy vậy, việc xác định ranh giới giữa up, down và sideway vẫn còn rất mơ hồ, khó nắm bắt.
Bây giờ chúng ta hãy thử phối hợp cả PSAR, ADX và đường Kijun (đường xu hướng trong kỹ thuật Ichimoku) để xác định chính xác thời điểm bắt đầu và kết thúc của 3 xu hướng up, down và sideway.
Nhắc lại một chút đặc điểm của Kijun. Tên nó có nghĩa là đường xu hướng nên nó vận hành rất chắc chắn, nó lên tức là xu hướng lên, nó xuống tức là xu hướng xuống, nó đi ngang tức là xu hướng đi ngang. Quan sát thấy nó đi ngang khá nhiều, không dao động, lên hay xuống là dứt khoát. Vì vậy, nó sẽ rất tốt để xác định khi nào thị trường đi ngang.
Chúng ta phải luôn bám sát PSAR vì PSAR là nhạy nhất. Nó sẽ cảnh báo sự thay đổi của trend đầu tiên.
Khi PSAR đột ngột đảo chiều, câu hỏi là trend đã thực sự thay đổi chưa? Nếu đã, thì là up (trong trường hợp đang down), down (trong trường hợp đang up) hay sideway? Thường thì sau một trend, thị trường phải sideway, rồi mới chuyển sang trend ngược lại, hoặc tiếp tục  trend cũ. Vấn đề là sideway kéo dài bao lâu? Có thể chỉ một vài phiên để retest, khẳng định mốc mới; có thể là lâu hơn.

Quan sát Kijun có thể giúp chúng ta xác định được chính xác thời điểm trend xuất hiện và kết thúc:
Kijun thuận chiều PSAR: Trend hiện diện.
Kijun ngược chiều PSAR: Sideway nghiêng về hướng của Kijun.
Kijun đi ngang: Sideway nghiêng về hướng của PSAR.
Tất nhiên chúng ta vẫn không thể bỏ qua ADX. Tuy nhiên ADX xem rất khó chịu vì nó cứ uốn lượn, khi nó lên hay xuống, nó không báo cho chúng ta biết cái trend đang tăng hay giảm là cái trend nào trong số các trend trước đó. Như vậy, chúng ta phải tìm cái đỉnh (hoặc đáy) ngay trước đó của ADX, kiểm tra trend lúc đó là gì thì chúng ta mới xác định được ADX đang thể hiện cường độ của trend nào.
Những ý kiến trên đây chỉ bàn về việc xác định trend để có cái nhìn chung về xu hướng và cách thức sử dụng các chỉ số cho phù hợp. Nó không dùng để xác định hướng đi chắc chắn của giá. Việc này cần sử dụng các kỹ thuật và các chỉ số khác. Bởi vì, giá có thể lên xuống rất mạnh trong một sideway và có thể chẳng thay đổi nhiều trong một trend đã rõ ràng.

ICHIMOKU



Giới thiệu

Mây Ichimoku còn được biết đến với tên Ichimoku Kinko Hyo, là một chỉ báo đa tác dụng (versatile indicator) để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, xác định xu hướng, đo xung lượng và cung cấp tín hiệu giao dịch. Ichimoku Kinko Hyo nghĩa là “Đồ thị với một cái nhìn cân bằng”.  Với một cái nhìn, các nhà vẽ đỗ thị có thể xác định xu hướng và tìm tín hiệu tiềm ẩn trong xu hướng đó. Chỉ báo này được phát triển bởi Goichi Hosada, một nhà báo và công bố trong cuốn sách của ông năm 1969. Mặc dù, mây Ichimoku dường như phức tạp khi xem trên đồ thị, nó thực sự là chỉ báo rõ ràng mà dễ sử dụng. Sau tất cả, nó được tạo bởi một nhà báo không phải một nhà khoa học về tên lửa. Hơn nữa, các khái niệm dễ hiểu và tín hiệu dễ được xác định. 

Tính toán

Bốn trong năm đường trong mây Ichimoku dựa trên trung bình của đỉnh và đấy trong một thời gian xác định. Ví dụ, đường thứ nhất đơn giản là trung bình của mức đỉnh trong 9 ngày và mức đáy trong chín ngày. Trước khi máy tính được ứng dụng rộng rãi, nó được tính dễ hơn so với tính trung bình động 9 ngày. Mây Ichimoku bao gồm năm đường: 
 
Tenkan-sen (Đường tín hiệu/Đường đảo chiều (Conversion Line)): ((Đỉnh trong 9 thời đoạn + đáy trong 9 thời đoạn)/2))
Tùy chỉnh mặc định là 9 thời đoạn và có thể điều chỉnh được. Trên một đồ thị ngày, đường này là điểm giữa của vùng đỉnh và đấy 9 ngày.

Kijun-sen (Đường xu hướng) (Base Line): (Mức đỉnh trong 26 thời đoạn + Mức đáy trong 26 thời đoạn)/2))
Tùy chỉnh mặc định là 26 thời đoạn và có thể điều chỉnh được. Trên đồ thị ngày, đường này là điểm giữa của vùng đỉnh và đáy trong 26 ngày.

Senkou Span A (Đường dẫn A) Leading Span A): ((đường tín hiệu + Đường xu hướng)/2))
Đây là điểm giữa của đường xu hướng và đường tín hiệu. Đường dẫn A tạo thành một trong hai đường ranh giới của đám mây. Nó mang nghĩa “dẫn dắt” bởi vì nó được xác định bởi 26 thời đoạn trong tương lai và tạo thành đường ranh giới nhanh hơn của đám mây. (TVí dụ: giá trị đường dẫn A tại ngày N là trung bình cộng giá trị đường tín hiệu và đường xu thế ở ngày N - 26 hay nói cách khác trung bình đường tín hiệu và đường xu hướng ở ngày N sẽ được thể hiện ở ngày N + 26)

Senkou Span B (Đường dẫn B) Leading Span B): ((Mức đỉnh trong 52 thời đoạn + Mức đáy trong 52 thời đoạn)/2))
Trên đồ thị ngày, đường này là điểm giữa của vùng đỉnh – đáy trong 52 thời đoạn. Tùy chỉnh tính toán mặc định là 52 thời đoạn nhưng có thẻ điều chỉnh được. Giá trị này được vẽ dịch về trước 26 thời đoạn trong tương lai.(Theo tìm hiểu, đường dẫn B được xác định theo ví dụ sau: đường dẫn B tại ngày N được xác định bằng trung bình cộng của đỉnh và đáy trong 52 thời đoạn tính từ ngày N - 26 đến ngày N - 26 - 52) 

Chikou Span (Đường trễ - Lagging Span): Giá đóng cửa của ngày hiện tại được thể hiện ở 26 thời đoạn trước.
Mức mặc định là 26 thời đoạn nhưng có thể được điều chỉnh. 
 
Các hướng dẫn dưới đây sẽ sử dụng thuật ngữ tiếng Anh tương đương khi diễn giải về các đường của mây Ichimoku. Đồ thị dưới thể hiện chỉ số Down Jone Công nghiệp với các đường mây Ichimoku. Đường tín hiệu (màu xanh) là nhanh nhất và nhạy cảm nhất. Chú ý rằng nó bám sát hành động của đường giá nhất. Đường xu hướng (màu đỏ) đi theo đường tính hiệu nhưng bám theo biến động giá khá tốt. Mối quan hệ giữa Đường tín hiệu và Đường xu hướng tương tự mối quan hệ giữa đường trung bình động 9 ngày và đường trung bình động 26 ngày. Đường 9 ngày nhanh hơn và bám sát đường giá. Đường 26 ngày chậm hơn và thụt lại đằng sau đường 9 ngày. Nhân đây, chú ý rằng đường 9 và 26 ngày cũng dùng để tính MACD. 

Phân tích đám mây

Đám mây (Kumo) là hình dạng nổi bất nhất của các đường mây Ichimoku. Các đường dẫn A (màu xanh) và B (màu đỏ) tạo nên đám mây. Đường dẫn A là trung bình cộng của Đường tín hiệu và Đường xu hướng. Bởi vì Đường tính hiệu và Đường xu hướng được tính toán với 9 và 26 thời đoạn, lần lượt, đường biên mây màu xanh di chuyển nhanh hơn đường biên mây màu đỏ mà là trung bình cộng của đỉnh và đáy trong 52 ngày. Cũng giống với đường trung bình động, đường trung bình ngắn hơn thì nhạy cảm ơn đường trung bình dài. 
Có hai cách để sử dụng đám mây xác định xu hướng chung. Đầu tiên, xu hướng tăng khi giá ở trên đám mây, giảm khi giá ở dưới đám mây và đi ngang khi giá ở trong đám mây. Thứ hai, xu hướng lên được củng cố khi Đường dẫn A (đường màu xanh) đi lên và ở trên Đường dẫn B (đường màu đỏ). Tình huống này tạo ra một đám mây màu xanh. Ngược lại, một xu hướng giảm được củng cố khi Đường dẫn A (màu xanh) đi xuống và ở dưới Đường dẫn B (màu đỏ). Tình huống này tạo ra một đám mây màu đỏ. Bởi vì đám mây được thể hiện cho 26 ngày sắp tới nên nó cũng cung cấp một cái nhìn thoáng qua (glimpse) về điểm hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai.
Đồ thị 2 thể hiện giá cổ phiếu IBM với một xu thế đang lên và đám mây Ichimoku. Đầu tiên, chú ý rằng giá cổ phiếu IBM đã ở trong xu hướng tăng từ tháng 6 năm trước cho tới tháng 1 khi nó giao dịch trên đám mây. Thứ hai, chú ý rằng đám mây đã đưa ra mức hỗ trợ thế nào trong tháng 7, đầu tháng 10 và đầu tháng 11. Thứ ba, chú ý cách đám mây cung cấp một cái nhìn thoáng qua về điểm kháng cự trong tương lai. Cần nhớ rằng, phần còn lại của đám mây được dời đến 26 ngày sau. Điều này nghĩa là nó được vẽ cho 26 ngày sau điểm giá cuối cùng để thể hiện điểm hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai. 




















Đồ thị 3 thể hiện giá cổ phiếu Boeing với xu hướng xuống mà đám mây. Xu hướng thay đổi khi giá Boeing phá vỡ ngưỡng hỗ trợ của đám mây vào tháng 6. Đám mây thay đổi từ màu xanh thành màu đỏ khi Đường dẫn A (màu xanh) đi xuống dưới Đường dẫn B (màu đỏ) trong tháng 7. Sự xuyên phá đám mây đầu tiên thể hiện tín hiệu thay đổi xu thế ban đầu, trong khi đó màu thay đổi lần thứ hai thể hiện tín hiệu thay đổi xu thế. Chú ý cách mà đám mây đóng vai trò như là điểm kháng cự trong tháng tám và tháng 1. 

                                              






     


                       




xu  hướng và tín hiệu

Đường giá, đường tín hiệu và đường xu hướng được sử dụng để xác định tín hiệu nhanh hơn, thường xuyên hơn. Điều quan trọng cần nhớ rằng tín hiệu tăng giá được củng cố khi giá ở trên đám mây và đám mây có màu xanh. Tín hiệu giảm giá được củng cố khi giá ở dưới đám mây và đám mây có màu đỏ. Nói các khác, tín hiệu tăng giá được nhắc đến khi xu hướng lớn hơn là tăng (giá ở trên đám mây xanh), trong khi tín hiệu giảm giá được nhắc đến khi xu hướng lớn hơn là giảm (giá ở dưới đám mây đỏ.) Đây là bản chất của giao dịch theo xu hướng lớn hơn. Các tín hiệu mà đối lập (counter to) với xu hướng hiện tại được cho là yếu hơn. Tín hiệu tăng giá ngắn hạn trong xu thế giảm giá dài hạn và giảm giá ngắn hạn trong xu thế tăng giá dài hạn là kém sức mạnh (less robust). 

Tín hiệu tạo bởi đường tín hiệu và đường xu hướng

Đồ thị số 4 thể hiện giá cổ phiểu Kimberly Clark (KMB) tạo ra hai tín hiệu tăng giá trong một xu thế tăng. Đầu tiên, xu hướng lên bởi vì cổ phiếu được giao dịch trên đám mây và đám mây có màu xanh. Đường tín hiệu chìm xuống dưới (dipped) đường xu hướng trong vài ngày cuối tháng 6. Một tín hiệu đảo chiều đi lên (Bullish crossover) xảy ra khi Đường tín hiệu đi lên trên đường xu hướng trong tháng bảy. Tín hiệu thứ hai xảy ra khi cổ phiếu đi lên trên điểm hỗ trợ của đám mây. Đường tín hiệu đi xuống dưới đường cơ sở trong tháng chín được tạo lập. Một tín hiệu điều chỉnh tăng khác được tạo ra khi đường tín hiệu đi lên trên đường xu hướng trong tháng mười. Đôi khi, thật khó để xác định chính xác các mức độ đường tín hiệu và xu hướng trên đồ thị giá. Để tham chiếu, có một vài còn số được thể hiện trên góc trên bên trái của đồ thị Sharpchart. Như thể hiện trong ngày 8/1, đường tín hiệu ở mức 62,62 (màu xanh) và đường xu hướng ở 63,71 (màu đỏ). 

Đồ thị 5 thể hiện giá cổ phiếu AT&T  thể hiện mộ tín hiệu giảm trong một xu thế đi xuống. Đầu tiên xu thế đi xuông khi giá cổ phiếu giao dịch ở duới đám mây và đám mây có màu đỏ. Sau khi đi ngang trong tháng tám, đường tín hiệu đi lên trên đường xu hướng để tạo lập xu hướng. Điều này không duy trì được lâu khi đường tín hiệu đi xuống dưới trở lại đường xu hướng tạo tín hiệu giảm vào ngày 15 tháng chín. 














Tín hiệu tạo bởi đường giá và đường xu hướng

Đồ thị 6 thể hiện giá cổ phiếu Disney tạo hai tín hiệu giảm giá trong một xu hướng lên. Với giá cổ phiếu giao dịch trên đám mây, giá đi xuống dưới đường xu hướng (màu đỏ) để tạo hình mẫu. Sự di chuyển này đại diện cho tình huống bán quá mức trong ngắn hạn trong một xu hướng tăng lớn hơn. Sự đi xuống này kết thúc khi giá di chuyển lên trên trở lại so với đường xu hướng để tạo ra tín hiệu tăng. 




















Đồ thị bảy thể hiện giá cổ phiếu DR Horton (DHI) tạo hai tín hiệu giảm giá trong một xu hướng đi xuống. Với đường giá đi dưới đám mây đỏ, giá bật lên trên đường xu hướng (màu đỏ) để tạo hình mẫu. Sự di chuyển này tạo ra tình huống mua quá mức ngắn hạn trong xu thế đi xuống. Sự bật lên kết thúc khi giá đi xuống dưới đường xu hướng để khẳng định tín hiệu đi xuống. 

Tổng kết tín hiệu

Mục này mô tả bốn tín hiệu tăng và bốn tín hiệu giảm tạo bởi các đường của đám mây Ichimoku. Tín hiệu mà xu hướng đi theo tập trung vào đám mây trong khi tín hiệu dao động tập trung vào các đường tín hiệu và xu hướng. Nói chung, sự di chuyển ở trên hay ở dưới đám mây xác định xu hướng tổng thể. Trong xu hướng đó, đám mây đổi màu khi xu hướng đang yếu đi (ebbs) hoặc mạnh lên (flows). Một khi xu hướng được xác định, đường tín hiệu và đường xu hướng hoạt động giống như MACD. Và cuối cùng, sự biến động của giá ở trên hoặc dưới đường xu hướng thường tạo ra (generate) tín hiệu. 

Tín hiệu tăng giá: 
  • Giá đi trên đám mây (xu hướng)
  • Đám mây chuyển từ đỏ sang xanh
  • Giá di chuyển trên đường xu hướng
  • Đường tín hiệu đi lên trên đường xu hướng
Tín hiệu giảm giá: 
  • Giá di chuyển ở dưới đám mây (xu hướng)
  • Đám mây chuyển từ xanh sang đỏ
  • Giá đi dưới đường xu hướng
  • Đường tín hiệu di chuyển xuống dưới đường xu hướng

Kết luận

Đám mây Ichimoku là một chỉ báo toàn diện được thiết kế để cung cấp những tín hiệu rõ ràng. Các nhà đồ thị có thể xác định được xu hướng bằng cách dùng đám mây. Một khi xu hướng được xác định, tín hiệu thích hợp có thể được xác định bằng cách sử dụng các đường giá, đường xu hướng và đường tín hiệu. Tín hiệu cổ điển là nhìn vào đường tín hiệu cắt đường xu hướng. Trong khi tín hiệu này có thể có hiệu quả, nó cũng hiếm xảy ra trong xu hướng mạnh. Đa phần tín hiệu có thể được nhận dạng bằng cách xem xét đường giá cắt đường xu hướng (thậm chí đường tín hiệu).
Điều quan trong là tìm kiếm các tín hiệu thể hiện xu hướng lớn chủ đạo. Với đám mây cho điểm hỗ trợ trong xu thế tăng, nhà đầu tư cũng nên được cảnh báo về tín hiệu giá lên khi tiếp cận đám mây trong trường hợp điều chỉnh (pullback) hoặc củng cố (consolidation). Ngược lại, trong xu hướng xuống lớn, nhà đầu tư nên được cảnh báo về tín hiệu giá xuống khi giá tiếp cận đám mây trong trường hợp bật lên bán quá mức (oversold bounce) hoặc củng cố.
Đám mây Ichimoku có thể cũng được dùng kết hợp với các chỉ báo khác. Nhà đầu tư có thể xác định xu hướng bằng cách sử dụng đám mây và sau đó sử dụng chỉ báo đo lường xung động cổ điển để xác định tình trạng bán quá mức hoặc mua quá mức.

Theo Stockchart
Tổng kết về các tín hiệu từ mây Ichimoku 
 1 - Đám mây và đường giá
- Uptrend khi đường giá ở trên đám mây đồng thời đường dẫn A đi lên và ở trên đường dẫn B
- Downtrend khi đường giá ở dưới đám mây đồng thời đường dẫn A đi xuống và ở dưới đường dẫn B
2 - Đường giá và đường xu hướng
- Up: Giá cắt đường xu hướng từ dưới lên (có thể là đường xu hướng đi lên - theo ý kiến chủ quan)
Down: Giá căt đường xu hướng từ trên xuống (đường xu hướng đi xuống - theo ý kiến chủ quan)
3 - Đường tín hiệu và đường xu hướng
- Up: Đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên
- Down: Đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ trên xuống
4 - Đường trễ
- Có vai trò củng cố xu hướng cho các tín hiệu trên. Sử dụng như sau:
- Tín hiệu tăng giá mạnh: 
   + Đường giá ở trên đám mây màu xanh
   + Đường Chikou ở trên đám mây
   + Đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên và ở trên đám mây
- Tín hiệu tăng giá trung bình
   + Đường giá ở trên đám mây màu xanh
   + Đường Chikou ở trên đám mây
   + Đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên nhưng nằm trong đám mây
- Tín hiệu tăng giá yếu
   + Đường giá ở dưới đám mây
   + Đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên nhưng nằm dưới đám mây
   + Đường trễ ở trên đám mây

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

ELWAVE - Một Phần mềm hỗ trợ phân tích hữu ích (Tính toán theo Elliott Wave)

ELWAVE - Một Phần mềm hỗ trợ phân tích hữu ích (Tính toán theo Elliott Wave)

Dự báo Trend, các chỉ số rủi ro, vùng target..etc

Trang chủ: http://www.prognosis.nl

Hiện đã có bản 9.6 , nhưng ta dùng bản " bẻ khóa" hiện tại chỉ thấy có 9.5 c, cũng ngon rồi, bản 9.6 cũng không có thay đổi gì đáng kể.




Sau khi ANALYSIS, kết quả hiện trong bảng sau:



Download:


Trong bản load, có kèm Crack, serial, và hướng dẫn sử dụng (English)

Hướng dẫn cài đặt

- Chạy files ELWAVE95cRetailOnlineSetup.exe
- Lưu ý: trong khi cài đặt, nhớ chọn: Yes, Please Install Support for Metatrader
- Nhập Serial trong file Instructions.txt
- Sau đó Copy file ELWAVE resource English (09,00).dll chép đè lên file cùng tên trong thư mục cài đặt (vd: C:\Program Files (x86)\ELWAVE 9.5)


Hướng dẫn lấy dữ liệu cho ELWAVE từ MT4

Trong thư mục: C:\Program Files (x86)\Common Files\PrognosisUDS

- Copy file ElwaveMetaTraderPlugin.dll vào C:\Program Files (x86)\FxPro - MetaTrader 4\experts\libraries (ví dụ dùng Mt4 là Fxpro, bạn cài đặt MT4 với đường dẫn thế nào thì thả vô trong thư mục Experts/Libraries)

-Copy file ElwaveMetaTraderPluginScript.ex4 vào C:\Program Files (x86)\FxPro - MetaTrader 4\experts\Scripts (tùy sàn, miễn trong thư mục experts\Scripts)

- Chạy Mt4 terminal, vào TOOLS> OPTIONS
chọn ENABLE DDE SERVER trong Tab SERVER
và chọn ALLOW DDL IMPORTS trong Tab EXPERT ADVISORS
Re-start lại MT4.

- Bạn muốn lấy dữ liệu EURUSD cho ELWAVE chẵng hạn, hãy bật Chart EURUSD ở MT4 này, vào Script cho chạy ElwaveMetaTraderPluginScript

- Chạy ELWAVE, vào menu CHART > NEW CHART
Chọn PROVIDER là Metatrader, nếu có báo lỗi thì bạn phải hoàn thành lại việc chưa làm xong, nếu làm như trên xong thì nó sẽ không báo lỗi, và sẽ yêu cầu bạn nhập dữ liệu giá yêu cầu, lúc này bạn nhập EURUSD và enter, tùy tên cặp tiền biểu hiện trên MT4 thế nào thì nhập giống hệt vậy trên ELWAVE.
Bạn nhập eurusd hay EUR/USD thì ELWAVE sẽ ko lấy dữ liệu giá được.

Trên MT4 ghi dữ liệu cho Vàng là GOLD, thì bạn nhập GOLD ở ELWAVE
Trên MT4 ghi dữ liệu có tên XAUUSD thì bạn nhập XAUUSD ở ELWAVE
Bấm dấu mũi tên cho ELWAVE phân tích mặc định.

Ngoài ra, bạn có thể xem bản hướng dẫn kèo theo trong file loaded, để có thể chọn lựa các tính năng tích hợp trong ELWAVE.



Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

15 ĐỨC TÍNH CỦA MỘT NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG


 15 ĐỨC TÍNH CỦA MỘT NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG



Bạn đã bao giờ ước mình trở thành nhà đầu tư thiên tài như Warren Buffett, Peter Lynch hay George Soros? Điều gì họ đã làm để có được thành công vượt trội ? Dưới đây là những điều cần thực hiện.

1. Ham học hỏi
Các nhà đầu tư thành công thường học hỏi không ngừng. Họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu hơn các nhà đầu tư bình thường. Họ biết rằng kiến thức của mình sẽ không bao giờ là đủ, và do vậy luôn giữ đầu óc thông thoáng để có thể học bất kỳ lúc nào. Họ năng đọc sách, báo, tạp chí và tham gia các buổi hội thảo để tự hoàn thiện chính mình. 
2. Luôn chuẩn bị kế hoạch rút lui
Các nhà đầu tư thành công biết rằng việc đầu tư luôn có hai mặt. Tương lai là không thể đoán được và vì vậy họ luôn chuẩn bị trước cho nó. Nhà đầu tư bình thường luôn cố gắng đoán kết quả đầu tư. Nhưng nhà đầu tư thông minh thì làm điều ngược lại, họ chuẩn bị cho cả trường hợp tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất.
Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thành công luôn kiếm được tiền khi thị trường đi lên và thậm chí còn kiếm được nhiều hơn khi thị trường đi xuống. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công, hãy chuẩn bị kế hoạch rút lui trước khi đầu tư vào bất cứ thứ gì.
3. Kiên nhẫn
Các nhà đầu tư tài ba rất kiên nhẫn. Một khi đã tính toán về vụ đầu tư nào đó, họ luôn sẵn sàng chờ đợi để chắc chắn rằng kế hoạch đó sẽ thành sự thực. Warren Buffet nói: “Tôi chưa bao giờ có ý định kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Tôi chỉ mua vì suy nghĩ rằng họ sẽ đóng cửa thị trường ngay ngày mai và phải đến 5 năm sau mới mở lại”.
4. Kiểm soát cảm xúc tốt
Các nhà đầu tư thực thụ đều biết rằng thị trường lên và xuống chủ yếu do hai yếu tố tình cảm là sự sợ hãi và lòng tham. Các nhà đầu tư bình thường đầu tư dựa vào cảm giác. Nhưng những người thành công thì luôn biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Họ không cho phép những lời nói của các chuyên gia hay nhà tư vấn tài chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phương pháp đầu tư của họ.
Các nhà đầu tư thành công thường có phản ứng trung lập dù họ được hay mất. Họ không từ bỏ chiến lược đầu tư của mình chỉ vì một vài thất bại và cũng không quá tự tin khi là người chiến thắng. Dù thị trường có như thế nào, thì họ cũng luôn nghĩ cơ hội thắng thua là 50-50.

5. Có chiến lược đầu tư rõ ràng
Mỗi nhà đầu tư đều phải phát triển một chiến lược đầu tư rõ ràng để gắn chặt với nó. Một vài người thành công với chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư. Còn một số khác như Warren Buffet lại chỉ thích đầu tư tập trung vào một số ít cổ phiếu. Ông nói: “Đa dạng hóa là cách để chống lại việc mình không biết. Nhưng nó chẳng có mấy ý nghĩa đối với những người biết rõ là họ đang làm gì”.
J. Paul Getty - một nhà đầu tư tài ba khác, cho rằng: “Hãy mua khi tất cả mọi người đều đang bán và hãy bán khi tất cả mọi người đang mua. Đây không đơn thuần chỉ là một khẩu hiệu dễ nhớ, mà nó còn rất cần thiết cho việc đầu tư thành công”.
6. Tập trung cao độ
Andrew Carnegie nói: “Những người thành công là những người chọn cho mình một con đường và gắn chặt lấy nó”.
Các nhà đầu tư thành công thường chỉ tập trung vào một phương tiện đầu tư. Họ chỉ đầu tư một lần vào một thời điểm. Ví dụ, Warren Buffet tập trung vào cổ phiếu, Jim Rogers thích các hợp đồng tương lai và Donal Trump thì ưa chuộng bất động sản.
7. Biết tận dụng các xu thế thị trường
Một đặc điểm khác của các nhà đầu tư thành công là họ luôn biết lấy các xu thế thị trường để làm lợi cho mình. Một nhà đầu tư bình thường sẽ hoảng loạn khi thị trường biến động, nhưng một nhà đầu tư chuyên nghiệp lại rất nóng lòng chờ đón điều đó. Đơn giản vì họ có thể kiếm tiền từ việc này.
Warren Buffet nói: “Hãy coi những sự biến động của thị trường là bạn chứ đừng coi là thù. Hãy kiếm lời từ những hành động điên rồ chứ đừng tham gia vào nó”.
8. Luôn luôn vững tin
Henry Ford nói: “Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió”.
Vì vậy, hãy luôn trung thành với chiến lược đầu tư của mình kể cả khi bạn được hay mất. Các nhà đầu tư bình thường thiếu sự kiên định, và do vậy họ mãi mãi chỉ là những người bình thường mà thôi. Họ nhảy hết chiến lược nọ đến chiến lược kia và chỉ chăm chăm tìm kiếm các bí quyết mới.
9. Chấp nhận rủi ro
Warren Buffet nói: “Rủi ro chỉ đến khi bạn không biết mình đang làm gì”.
Đầu tư vốn đã là một sự rủi ro, nhưng nó sẽ càng rủi ro hơn nếu bạn không biết mình đang làm gì. Với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, cơ hội thắng thua luôn là 50 – 50. Nhưng sự khác biệt lớn giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư thông thường là những người chuyên nghiệp luôn đầu tư với sự hỗ trợ của cả một hệ thống quản trị rủi ro mạnh mẽ.
10. Có kỉ luật
Nhà đầu tư thành công rất hà khắc với bản thân khi đầu tư. Bên cạnh các nguyên tắc đầu tư, họ cũng tự đặt ra cho mình những chuẩn mực rất khắt khe. Họ biết rằng mình sẽ phải tuân theo rất nhiều nguyên tắc để có thể kiên trì với chiến lược đầu tư của mình mà không bị dao động bởi lời nói của các chuyên gia.
Warren Buffet nói: “Hai nguyên tắc đầu tư của tôi là: Nguyên tắc số một – không bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc hai – không bao giờ được quên nguyên tắc một”.
11. Biết cách tận dụng các đòn bẩy
Điểm khác biệt giữa một nhà đầu tư thành công và một nhà đầu tư thông thường là đầu tư bằng tiền của người khác. Dùng tiền của người khác để đầu tư cũng là một dạng đòn bẩy. Trong cuốn sách “Cha giàu - Cha nghèo” có câu: “Từ quan trọng nhất trong đầu tư là ‘dòng tiền’, và từ quan trọng thứ hai là ‘đòn bẩy’”.
Nhưng đây không phải là dạng đòn bẩy duy nhất mà các nhà đầu tư có thể tận dụng. Đó cũng có thể là đội ngũ chuyên gia của bạn, kinh nghiệm đầu tư hay thông tin nội bộ mà bạn có được.
J. Paul Getty nói: “Nếu bạn nợ ngân hàng 100 USD, đó là vấn đề của bạn. Nhưng nếu bạn nợ ngân hàng 100 triệu USD, thì đó lại là vấn đề của ngân hàng”.
12. Nhanh chóng rút kinh nghiệm từ thất bại
Khi nói về kinh nghiệm, các nhà đầu tư chỉ nói về những lần thử nghiệm, thất bại, các bài học và sự thành công. Bạn sẽ không thể trở thành một nhà đầu tư tài ba nếu chưa từng mắc sai lầm.
Những người thành công không bao giờ nản chí vì thất bại bởi họ hiểu rằng đó là một giai đoạn trong quá trình trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. Những người bình thường coi việc mắc lỗi là 
tệ hại, nhưng những người thành công lại cho rằng đó là cơ hội để học được những điều mới mẻ.
13. Có một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp
Nếu quan sát các nhà đầu tư thành công, bạn sẽ thấy rằng họ luôn có một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư thông thường luôn đơn độc chiến đấu trên thị trường, trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn có cả một hội đồng hậu thuẫn.
Họ có cả một mạng lưới bạn bè là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Họ chia sẻ lời khuyên và cùng nhau suy nghĩ. Vậy nếu bạn cũng muốn thành công như họ, thì hãy bắt đầu tìm kiếm bạn bè của mình ngay từ bây giờ.
14. Có một nền tảng tài chính vững mạnh
Ajaero Tony Martins nói: “Trí thông minh kinh doanh không hề được tạo ra trong trường học, mà bạn nhặt được nó ở trên đường. Trong trường học, bạn được dạy làm thế nào để quản lý tiền của người khác. Và ở trên đường, bạn được dạy làm thế nào để kiếm tiền”.
Do vậy, bạn chỉ thành công khi đứng ở trên đường. Các nhà đầu tư thành công thường có một nền tảng tài chính rất vững chắc, và nền tảng đó được hình thành ở trên đường. Họ bồi đắp cho cái nền tảng đó bằng cách tham gia các buổi hội thảo, đọc sách báo, tạp chí, học từ người khác hay nghe băng. Và sau đó họ đi ra ngoài để tự tìm lấy những kinh nghiệm cho mình.
15. Luôn nhiệt tình với trò chơi đầu tư
Một tác giả nổi tiếng đã từng nói: “Nếu bạn có ý định tham gia một trò chơi, hãy chọn cho mình một trò mà bạn có thể chơi suốt cuộc đời và gắn chặt lấy nó”.
Nếu bạn nhìn vào những nhà đầu tư thông thường, họ luôn nghĩ đến việc họ đang kiếm được bao nhiêu tiền. Nhưng những nhà đầu tư thành đạt không vội hài lòng với những gì mình có, mà luôn cố gắng đạt lợi nhuận tối đa.
J. Paul Getty nói: “Sự giàu có chính là phần thưởng của trò chơi kiếm tiền, và nếu bạn chiến thắng, tiền sẽ là của bạn”.
Bạn có muốn trở thành một Warren Buffentt hay George Soros tương lai ? Vậy hãy hành động ngay từ bây giờ.