Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Cách chọn những cổ phiếu triển vọng

Nhiều khi, những cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư lại thường không được đánh giá đúng mức. Để có thể tìm ra những cổ phiếu triển vọng, bạn cần phải phân tích các số chỉ số của công ty phát hành cổ phiếu.


Đôi khi, các nhà đầu tư cần phải thận trọng với những cổ phiếu đang có chiều hướng tăng giá. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là những cổ phiếu đắt giá sẽ không mang lại lợi nhuận. Để có thể đánh giá đúng, bạn cần phải so sánh giá cổ phiếu với lợi nhuận và triển vọng kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu. Chúng tôi nói điều này chỉ với hàm
ý rằng những cổ phiếu đang tăng giá nhanh chóng chưa chắc đã phải là mục tiêu tốt để đầu tư.


Những người chơi chứng khoán thường sử dụng những chỉ số cơ bản về hoạt động kinh doanh của những công ty phát hành cổ phiếu để xác định cổ phiếu được đánh giá đúng mức hay quá mức. Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu bạn chỉ xem xét một chỉ số nào đó, bạn cần phải đánh giá tổng thể tất cả các chỉ số mới có thể đưa ra được kết luận gần đúng rằng: loại cổ phiếu này có đáng mua hay không.


Chỉ số P/E


P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá (giá trị công ty theo thị giá hay giá trị vốn hóa của công ty) trên thu nhập. Đây là một trong những chỉ số thông dụng nhất mà các nhà đầu tư thường xem xét trước khi mua cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu cũng là những đồng sở hữu của công ty, vì vậy, giá trị cổ phiếu quan hệ mật thiết với lợi nhuận công ty. Chỉ số P/E cao thì cổ phiếu có nguy cơ bị đánh giá quá mức so với lợi nhuận thật và ngược lại.


Bạn cần so sánh chỉ số P/E của những công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Nếu P/E của một công ty nào đó cao hơn mức trung bình, thì điều đó có nghĩa những nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng của công ty phát hành cổ phiếu và cũng như sự tăng trưởng những chỉ số tài chính của nó. Trong trường hợp, lòng mong mỏi của các nhà đầu tư không sát với thực tế, thì giá cổ phiếu sẽ hạ.


Bạn cần nhớ rằng, đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì chỉ số P/E trung bình cũng khác nhau. Thông thường, những công ty công nghệ thường có chỉ số P/E cao (ví dụ, P/E của Google là 46,3) những công ty kinh doanh trong lĩnh vực nguyên liệu có chỉ số này thấp hơn (P/E của tập đoàn dầu lửa ExxonMobil là 11,4, mặc dù năm 2006, tập đoàn này thu được lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ là 39,5 tỷ USD. P/E của tập đoàn dầu lửa Lukoil là 8,4). Đối với các công ty thuộc các nước đang phát triển chỉ số này thường thấp hơn ở những nước phát triển cao. 


Theo các các nhà nghiên cứu về thị trường chứng khoán của Mỹ và cả từ kinh nghiệm thực tế cho thấy: việc mua những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp thường dễ thành công hơn. Vài năm trước, Warren Edward Buffett, một nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng trên thế giới, đã mua cổ phiếu của một số công ty Hàn Quốc có chỉ số P/E từ 2-4, từ bấy đến nay những công ty này đã tăng trưởng vượt bậc.


Dòng tiền rỗi


Việc xem xét chỉ số thị giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của công ty sau khi thanh toán hết các chi phí) P/CF cũng không kém phần quan trọng. 



Nhiều nhà phân tích khi đánh giá một cổ phiếu nào đó, họ không quá chú trọng đến lợi nhuận của công ty phát hành cổ phiếu mà tập trung vào dòng tiền rỗi của công ty đó. Nếu P/CE thấp có nghĩa hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu đang trong trạng thái lành mạnh và còn nhiều tiền để trả lợi tức cổ phần hoặc mua cổ phiếu, điều này có nghĩa thu nhập của cổ đông sẽ tăng. Venant Sandar, thày giáo dạy môn phân tích thị trường chứng khoán của trường Tuck School of Business, nói: giá trị của một doanh nghiệp nằm chính ở dòng tiền rỗi.


Tuy nhiên, chỉ số P/CF thấp có thể là một cái bẫy khi công ty dự trữ quá nhiều tiền mặt mà không đầu tư thích đáng để phát triển kinh doanh. “Cổ phiếu có P/CF thấp hoàn toàn có thể chẳng đáng để mua, Swot Damodaran từ trường Stern School of Business thuộc Đại học tổng hợp News York, nói. 



Có thể công ty này chưa đầu tư đúng mực và đang cần phải đầu tư rất nhiều”.


Khấu trừ nợ


Hệ số P/BV = thị giá trên giá trị của công ty theo tính toán sổ sách (tài sản của công ty trừ đi các khoản nợ và các khoản mà công ty phải chi trả) là một chỉ số quan trọng nữa.


Ví dụ, nếu giá trị của công ty theo thị giá là 2 tỷ USD và giá trị của công ty theo tính toán sổ sách là 1 tỷ đô, thì P/BV =2.


Nếu chỉ số P/BV không lớn lắm, thì đây là tín hiệu an toàn cho sự đầu tư của bạn. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi thị trường chứng khoán của Mỹ như quả bóng căng khí, chỉ số P/BV trung bình của S&P 500 (500 công ty thuộc Standard & Poor) rất cao và bằng 4,5. Giá trị của cổ phiếu được đánh giá cao quá mức, BV thì thấp vì những khoản nợ lớn. Khi quả bóng xì hơi, nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, cổ phiếu giảm giá, nhiều công ty phải cải tổ lại và tích cực hoàn trả những món nợ. Trong những năm gần đây P/BV của S&P 500 xấp xỉ 3,1.


“Phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty mà chỉ số P/BV có thể rất có ý
nghĩa hoặc không có ý nghĩa mấy trong việc đánh giá cổ phiếu do công ty đó phát hành. BV rất quan trọng khi đánh giá những công ty hoạt động trong các lĩnh vực tài chính nhưng hầu như không có ý nghĩa gì đối với những hãng sản xuất phần mền. Trong BV không tính đến giá trị của các bằng sáng chế, thương hiệu cũng như không phản ánh những thành tựu của công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm thiết kế và khả năng sáng tạo của các nhân viên có nghĩa tất cả những yếu tố đóng vai trò sống còn đối với các hãng công nghệ và dược phẩm. 



Đối với những công ty này, thông thường BV rất thấp còn P/BV lại rất cao”, Terri O’Connor, người lãnh đạo Quỹ Cedar Creek, nói.


Ngoài lĩnh vực tài chính, chỉ số P/BV còn quan trọng khi bạn đánh giá các công ty hoạt động trong một số lĩnh vực khác, ví dụ như xây dựng.


Chỉ số thị giá công ty chia cho doanh số bán hàng của công ty đó (Price/Sales) cũng hay được sử dụng khi đánh giá triển vọng của cổ phiếu. 



Một số nhà phân tích thị trường chứng khoán thường thích những công ty có doanh số bán hàng cao. Nếu một công ty có thị giá là 500 triệu USD và doanh số bán hàng là 1 tỷ USD thì chỉ số này sẽ bằng 0,5.

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý, doanh số lớn chưa chắc đã đồng hành với lợi nhuận cao. Vì vậy, những công ty có chỉ số P/S thấp cần phải có kế hoạch tăng lợi nhuận, còn bằng không cổ phiếu của công ty đó sẽ hạ.



Investor's Business Daily (IBD) là tờ nhật báo của một tổ chức tư vấn và đầu tư uy tín trên thị thị trường chứng khoán quốc tế. 

Dưới đây là một số gợi ý đánh giá cổ phiếu tốt mà IBD đưa ra. 

Chỉ tiêu lợi nhuận 

Thu nhập dòng hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hay xét trên một đơn vị cổ phiếu (EPS). Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước. 

Một cổ phiếu tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó. 

Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những cổ phiếu có P/E thấp (P/E: Chỉ số giá chia cho thu nhập của mỗi cổ phiếu), và cho rằng những cổ phiếu có chỉ số này cao là đắt và không nên mua. 

Thực tế cho thấy, những cổ phiếu tốt nhất thường có chỉ số này cao. Nên chọn cổ phiếu của những công ty thua lỗ trước khi công ty đó trở lại trạng thái có lãi khi các nhà đầu tư khác phát hiện ra nó. 

Một số tiêu chí chọn lựa cổ phiếu căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm: Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; lựa chọn những công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất; lựa chọn công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất; lựa chọn công ty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước. 

Lượng hàng bán (doanh thu) 

Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa cổ phiếu tốt hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập. 

Một số biểu hiện có thể xem xét khi một công ty gia tăng lượng hàng bán như nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, công ty giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, công ty cải thiện sản phẩm cũ. 

Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó. 

Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa những vấn đề. công ty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. 

Với những nhà bán lẻ, nếu mở thêm một cửa hàng mới cũng làm tăng thêm lượng hàng bán ngay cả khi lượng hàng bán ở những cửa hàng cũ đang xấu đi. 

Cũng cần lưu ý đến việc công ty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nó chưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán. 

Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu 

Lợi nhuận dòng đánh giá tỉ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỉ lệ lợi nhuận dòng/doanh thu. Con số này càng lớn thì công ty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động. 

Lợi nhuận dòng có thể là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên. 

Tuy nhiên, cũng cần phải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng truởng thu nhập. Mức tăng về lợi nhuận dòng sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của công ty khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiệu quả. Nếu lợi nhuận có xu hướng giảm, đó có thể là tín hiệu cho thấy công ty đang đánh mất lợi thế cạnh tranh. 

Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 

Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động tài chính đóng góp cho sự phát triển của công ty. ROE cho biết công ty sử dụng tiền của cổ đông có tốt hay không. Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng lợi nhuận và quản lý hiệu quả. 

Nói chung, nên tránh những công ty có chỉ số này nhỏ hơn 17%. Hầu hết mọi ngành, chỉ số này của những công ty hàng đầu thường đạt trong khoảng 20% đến 30%, cá biệt có những công ty đạt trên 40%. Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công nghệ mới đã cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất.

Chiến lược đầu tư cổ phiếu 


Khi đã quyết định đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải xác định xem mình là nhà đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro có thể chấp nhận để xây dựng một chiến lược đầu tư cho phù hợp.

Chiến lược có thể rất đơn giản, và có thể không hơn gì một quan điểm đầu tư thông thường. Thế nhưng căn cứ vào một số cơ sở logic nào đó sẽ tốt hơn chọn lựa theo kiểu hú hoạ. Sau đây là một số chiến lược đầu tư chính:


1.Mua rồi giữ luôn


Mua cổ phiếu của những công ty làm ăn phát đạt rồi giữ luôn để hưởng cổ tức và lãi vốn. Đây là chiến lược đầu tư lâu dài, có thể đem lại lợi nhuận và không đòi hỏi nhà đầu tư phải quan tâm theo dõi các tin tức tài chính hàng ngày. Chiến lược này xuất phát từ những kết luận cho rằng, trong quá khứ giá chứng khoán luôn tăng một cách đều đặn và giá trị của khoản đầu tư sẽ tăng lên. Thêm vào đó, nhà đầu tư còn nhận được cổ tức hàng năm và cổ phiếu có thể được phân tách. Tuy không có gì đảm bảo cho việc phân tách sẽ đem lại lợi ích cho nhà đầu tư nhưng thực tế thì giá trị của các khoản đầu tư thường tăng lên nhờ nghiệp vụ này.


Nhưng lưu ý rằng, mua rồi giữ luôn là một chiến lược đúng nhưng đừng thực hiện điều đó một cách mù quáng. Cổ phiếu thường tăng giá qua thời gian nhưng điều đó không phải luôn đúng với mọi cổ phiếu. Không một cổ phiếu nào luôn tăng giá trong một thời gian dài. Bởi vậy, thỉnh thoảng nhà đầu tư cũng phải xem xét lại tình hình hoạt động của công ty để có quyết định thích hợp.


Và luôn nhớ rằng không được mua cổ phiếu với giá quá cao, dù đó là cổ phiếu tốt. Bởi lẽ, khi nó mất giá thì có thể phải mất nhiều năm mới thu lại được khoản tiền đã đầu tư. Do vậy, hãy quan tâm đến việc định giá cổ phiếu trước khi mua. Kiểm tra xem cổ phiếu đó có đắt không bằng cách so sánh tỷ số P/E của nó với các công ty trong cùng lĩnh vực hoạt động và mức bình quân của ngành. Một số cổ phiếu tốt sẽ có giá đắt hơn nhưng có thể là một cổ phiếu đáng đầu tư nếu mức tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu dự kiến là khả quan.


2.Mua khi giá hạ


Khi nhìn thấy giá trị đầu tư của mình giảm xuống, cũng là lúc nhà đầu tư phải mua thêm nhiều cổ phiếu giống như vậy. Điều này nghe giống như ném tiền qua cửa sổ. Tuy nhiên, loại cổ phiếu sẽ đầu tư là loại cổ phiếu có giá thay đổi rất nhiều trong một thời gian dài và giá tăng trở lại mỗi khi giá sụt xuống mức thấp nhất, và mức giá cao nhất và thấp nhất cách nhau từng nhiều năm. Như vậy, dù cho cổ phiếu đang biến chuyển bất lợi như thế nào đi nữa, chúng ta cũng có thể trông đợi giá sẽ tăng trở lại như nó vẫn luôn như vậy và chính điều này sẽ đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong một tương lai không quá xa.


Nhiều nhà đầu tư thực hiện chiến lược này theo cách khi giá giảm (tăng) cực điểm và tăng lên (giảm xuống) một mức X nào đó thì mua vào (bán ra). Chiến lược này có thể giúp cho nhà đầu tư tránh được những rủi ro phát sinh do việc mua vào khi giá cao và bán ra khi giá thấp. Sự thua lỗ chỉ có thể xảy ra khi nhà đầu tư bán ra ở mức giá dưới mức bình quân. 



Ngược lại, khi bán ra ở mức giá trên mức bình quân thì nhà đầu tư sẽ có lãi.


Tuy nhiên, nắm giữ cổ phiếu trong trường hợp giá liên tục rớt sẽ đem lại nguy cơ thua lỗ nghiêm trọng. Do đó, nên bán khi giá của chúng đã giảm tới 8% hoặc hơn và chuyển sang đầu tư vào một loại cổ phiếu khác.


3.Mua dựa


Mua bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên quy luật số đông. Nhà đầu tư theo chiến lược này cho rằng thị trường không thể có phản ứng kịp thời với những dữ liệu thống kê và tình hình kinh tế một cách chính xác. Theo họ, nếu có một nhóm người (vừa đủ) lạc quan về thị trường họ sẽ mua cổ phiếu cho đến khi giá lên cao một cách phi lý. Ngược lại, khi họ bắt đầu bi quan thì họ sẽ bán ra, bất chấp những điều kiện cơ bản lúc đó thế nào. 

Lúc đó, họ có thể làm cho giá xuống một cách phi lý.


Hành động mua cổ phiếu theo nhóm người này có thể mang lại lợi ích và sự an toàn. Tuy nhiên, nhiều người thực hiện chiến lược này một cách cứng nhắc đã phải mua với giá cao và bán với giá thấp. Lời khuyên được đưa ra: “Đừng mua khi số người mua nhiều hơn số người bán, nếu không cẩn thận thì có thể phải chi số tiền nhiều hơn cần thiết. Đừng bán khi số người bán nhiều hơn số người mua, nếu cứ bán thì chỉ có thể kiếm được vài xu lời mà thôi”.


4.Mua cổ phiếu của những công ty nhỏ


Tiềm năng tăng giá là sự hấp dẫn các nhà đầu tư áp dụng chiến lược này. Những công ty nhỏ có xu hướng đạt được mức lợi nhuận cao hơn công ty lớn, nhất là trong thời kỳ lạm phát kéo dài và nằm ở mức cao. Tuy nhiên, cổ phiếu của các công ty nhỏ có xu hướng mất giá nhiều hơn so với cổ phiếu của các công ty lớn trong giai đoạn này. Ngoài ra, giá cổ phiếu các công ty nhỏ biến động nhiều hơn và thường không theo kịp chỉ số giá trung bình của thị trường trong dài hạn. Do đó, cổ phiếu của những công ty nhỏ không phải để mua và giữ dài hạn.


Cổ phiếu của những công ty nhỏ có thể bất ngờ tăng giá dữ dội hay hạ giá dữ dội. Tuy nhiên, nó tăng giảm theo ngành nghề. Nếu một ngành đang tăng lên, hãy mua một vài cổ phiếu của các công ty nhỏ tốt nhất trong đó. Một trong các ngành đang đầu tư đi xuống, hãy bán hết cổ phiếu của các công ty nhỏ trong ngành đó. Do đó, khi áp dụng chiến lược đầu tư này, nhà đầu tư phải theo dõi thật sát sự phát triển của nó để đảm bảo rằng nó vẫn luôn luôn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn. Đó là làm ăn có lãi, tỉ lệ gia tăng cổ tức trên 10% trong vòng 5 năm, tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần thấp, lưu lượng tiền mặt tự do cao và tỉ lệ P/E thấp. Nếu P/E cao thì tỷ lệ gia tăng lợi nhuận cũng phải cao.


Với kỹ năng, kinh nghiệm và sự kiên nhẫn, cổ phiếu của các công ty nhỏ sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều phần thưởng.


5.Mua cổ phiếu tăng trưởng


Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của những công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn bình quân trong vài năm qua và người ta mong rằng nó còn tiếp tục chứng tỏ mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Các công ty này thường quan tâm đến việc mở rộng nghiên cứu và phát triển cho nên phần lớn lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư. 



Do vậy, cổ tức thường thấp. Tuy nhiên, tìm ra và chọn được một cổ phiếu tăng trưởng không phi là việc ai cũng làm được. Nó đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và khả năng phân tích thị trường.


Các công ty tăng trưởng thường là những công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ tân tiến, có khả năng nắm bắt và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và mới mẻ của xã hội (lĩnh vực tiêu dùng, công nghệ cao và sinh học…).


Thông thường, các công ty tăng trưởng có tỷ số P/E cao; vốn cổ phần lớn hơn hoặc bằng tổng nợ; tăng trưởng đều đặn, không ngừng trong thu nhập tính theo đầu cổ phiếu ít nhất là 10%/năm.


Một số nghiên cứu cho thấy, những công ty đã từng đạt mức thu nhập thực tế cao hơn mức thu nhập dự đoán thì có nhiều khả năng sẽ lặp lại được thành tích đó trong tương lai.


Phần thưởng dành cho các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng rất hấp dẫn. Nhiều người đã làm giàu nhờ biết lưu giữ những cổ phiếu tăng trưởng đích thực trong một thời gian dài.


Một nguy hiểm lớn cho những người đầu tư cổ phiếu tăng trưởng là chạy theo cái mốt nhất thời. Khi công ty có một sản phẩm hay dịch vụ mới, họ cho rằng nó có khả năng tăng trưởng mạnh và cứ hỏi mua cổ phiếu đó với giá cao. Tuy đó là những cổ phiếu tốt nhưng được đánh giá quá cao sẽ có phản tác dụng và trong trường hợp đó nhà đầu tư không kịp thanh toán sẽ bị lỗ nặng. Do đó, cần phân biệt tăng trưởng dài hạn với bộc phát tức thời. Các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng phải biết cách nhìn vượt lên trên các biến chuyển giá cả trong ngắn hạn của chứng khoán, từ chối dứt khoát việc trả giá quá cao cho sự tăng trưởng. Mức giá hợp lý để mua cổ phiếu tăng trưởng là khi PEG nhỏ hơn 1 (P/E chia cho tốc độ tăng trưởng dự đoán G).


Mục tiêu của cổ phiếu tăng trưởng nên được xem xét đánh giá hàng năm, hàng quý, thậm chí là hàng tháng. Tuy nhiên, khi đánh giá hàng tháng, nhà đầu tư cần tránh phản ứng quá nhạy cảm và bán cổ phiếu ra quá sớm khi nhận thấy sự sút giảm mức độ tăng trưởng.

6.Đầu tư giá trị 


Đầu tư giá trị là việc tìm kiếm các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giá trị của nó và có triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể không đồng ý được với nhau thế nào là một cổ phiếu bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Theo Graham và Dodd thì chúng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:


- Giá trị kế toán của một cổ phần thấp hơn giá thị trường của nó.


- Giá cổ phần bằng hoặc thấp hơn 50 lần thu nhập đầu cổ phần chia cho lãi suất của trái phiếu công ty loaại AAA tính theo số nguyên.


- Giá cổ phần bằng hoặc thấp hơn 150 lần tỷ lệ lợi tức cổ phần chia cho lãi suất của trái phiếu công ty loại AAA.


Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng áp dụng cứng nhắc theo những tiêu chuẩn này. Việc tìm ra các cổ phiếu đang bị thị trường đánh giá thấp là một công việc hết sức khó khăn, tốn nhiều thời gian nghiên cứu. Trong một số giai đoạn nào đó của chu kỳ thị trường, các cổ phiếu “giá trị” gần như không ai được biết đến. Thay và đó, người ta chỉ chú ý đến những công ty tăng nhanh lợi nhuận, hoặc những công ty có công nghệ mới, hoặc những công ty tỏ ra năng động hơn.


Cũng giống như đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng, đầu tư giá trị cũng phải rất kiên nhẫn. Nhà đầu tư giá trị phải chờ thị trường thừa nhận là đã đánh giá thấp cổ phiếu của họ và sẽ trả giá cao hơn cho những cổ phần đó.


Một số nguyên tắc khi thực hiện chiến lược này:


- Không nhằm vào những cổ phiếu được ưa chuộng và không đưa ra 

những phán đoán mạo hiểm về tốc độ tăng trưởng của công ty trong tương lai.


- Tỷ số giá cả/giá trị sổ sách nhỏ hơn 2,5.


- Lợi suất cổ tức cao và nhất quán.


- Tỷ số P/E thấp.


- Tốc độ tăng trưởng trung bình 7% (bởi cổ phiếu của các công ty có tốc độ tăng trưởng cao sẽ giảm giá rất mạnh khi có sự giảm sút về lợi nhuận).


- Mức vốn hoá của công ty thấp.


- Công ty có khối lượng tiền mặt dồi dào và đang gia tăng.


- Hệ số thanh toán hiện tại bằng 2.


- Bán dần lượng cổ phiếu nắm giữ khi nó đã đem lại 70% lợi nhuận mong đợi trong khoảng 3 năm trở lại kể từ lúc mua.


- Bán khi thị trường tăng giá, và mua khi thị trường giảm giá. Nghĩa là mua khi các nhà đầu tư khác ghét bỏ và bán khi hầu hết các nhà đầu tư bắt đầu trở lên yêu thích cổ phiếu đó.

7.Mua cổ phiếu của những công ty quen thuộc, lĩnh vực quen thuộc


Đó là cổ phiếu của các công ty thường xuyên được tiếp xúc, được quan sát hay đơn giản là sản phẩm của công ty đó được nhà đầu tư thường xuyên mua. Cũng có khi chỉ vì thích sản phẩm của công ty đó hoặc do ảnh hưởng bởi danh tiếng hay mối quan hệ quen biết mà họ quyết định đầu tư vào công ty đó. Đây có thể là một sự khởi đầu tốt nhưng cần phải biết kỹ hơn về công ty dự định sẽ đầu tư.


Điểm hạn chế của chiến lược này là sự chủ quan, chỉ nhắm vào các khía cạnh phiến diện về công cuộc kinh doanh của công ty mà thôi. Và nó hạn chế nhà đầu tư vào một hoặc hai ngành nghề. Đầu tư theo chiến lược này đòi hỏi sự nhạy bén trước các sự kiện mới mẻ. Nhiều công ty có vẻ xa lạ nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì có thể thấy đó thực sự là một cổ phiếu tốt đáng để khai thác. Qua việc nghiên cứu, cảm nhận riêng về một loại cổ phiếu có thể được xác nhận hay bị bác bỏ. Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều.


8.Mua cổ phiếu thượng đẳng


Cổ phiếu thượng đẳng là cổ phiếu của các công ty lớn có tiếng tăm, tiềm lực tài chính mạnh, thành tích kinh doanh vững chắc, lợi nhuận ổn định. Việc nắm giữ cổ phiếu này sẽ giảm thiểu yếu tố rủi ro, ngay cả trong thời kỳ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế, nhưng thành tích của nó hiếm khi nổi bật. Chiến lược này phù hợp với những nhà đầu tư ngại rủi ro và muốn có thu nhập đều đặn. 





Giá chứng khoán được quyết định bởi yếu tố nào? 

Liệu có một công thức chính xác để xác định khả năng thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường hay không? Câu trả lời là không. Có thể chia các yếu tố được xác định là có thể tác động đến giá cổ phiếu thành ba nhóm: cơ bản, kỹ thuật và trạng thái thị trường.

Các yếu tố cơ bản 

Trên thị trường, giá cổ phiếu được xác định dựa trên nền tảng các yếu tố cơ bản là: 

(1) tình hình lợi nhuận (thí dụ chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu – EPS) và 

(2) hệ số định giá (thí dụ hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu – P/E). EPS là thước đo để xác định phần lợi nhuận công ty tạo ra trên mỗi cổ phiếu. 

Vì vậy, khi mua một cổ phiếu nào đó nghĩa là bạn mua một phần tương ứng của dòng lợi nhuận công ty có thể tạo ra trong tương lai. Đây chính là cơ sở cho việc xác định P/E, hay P/E thể hiện mức giá bạn sẵn sàng trả cho một phần của dòng lợi nhuận được hưởng trong tương lai từ việc đầu tư vào cổ phiếu đó.

Một phần của dòng lợi nhuận được tạo ra này sẽ được chia dưới dạng cổ tức hay cổ phiếu thưởng; phần còn lại sẽ được công ty giữ lại để tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng lợi nhuận tương lai là kết quả của mức lợi nhuận hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai. 

Cần lưu ý rằng, EPS là một thước đo phổ biến, nhưng ngoài ra còn có những thước đo kế toán khác cũng được sử dụng để đánh giá tình hình lợi nhuận, thí dụ như cổ tức trên mỗi cổ phiếu hay dòng tiền trên mỗi cổ phiếu. Đồng thời, bản thân EPS cũng có thể được điều chỉnh theo những nguyên tắc tài chính nhằm tạo ra những con số phản ánh chính xác hơn về tình hình lợi nhuận của công ty. 

Đối với hệ số định giá như P/E, thước đo này được quyết định bởi tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu được dùng để quy dòng lợi nhuận trong tương lai về giá trị hiện tại. 

Nghĩa là một công ty có tỷ lệ tăng trưởng dự kiến cao sẽ dẫn đến hệ số định giá cao, nhưng tỷ lệ chiết khấu cao sẽ khiến cho hệ số định giá thấp. Tỷ lệ chiết khấu phụ thuộc vào mức độ rủi ro của loại cổ phiếu đó những yếu tố vĩ mô như lạm phát hay lãi suất cơ bản trong nền kinh tế.

Các yếu tố kỹ thuật 

Trên thực tế, ngoài những yếu tố cơ bản (bên trong) kể trên, một số yếu tố kỹ thuật (bên ngoài) cũng có những tác động đến tình hình cung-cầu của một loại cổ phiếu trên thị trường. Một số yếu tố này ảnh hưởng một cách gián tiếp đến các yếu tố cơ bản.

(1) Lạm phát. Ngoài tác động đến hệ số định giá đối với cổ phiếu đã đề cập trên đây, lạm phát còn là một yếu tố kỹ thuật quan trọng. Kết quả nghiên cứu thực chứng cho thấy mức độ lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hệ số định giá cổ phiếu. Tình trạng giảm phát trong nền kinh tế nhìn chung ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu.

(2) Triển vọng của ngành. Giá cổ phiếu của một công ty thường gắn với triển vọng chung của nền kinh tế và của ngành. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng không phải kết quả hoạt động riêng lẻ của một công ty, mà là sự kết hợp giữa tình trạng chung của nền kinh tế và triển vọng của một ngành là yếu tố chính quyết định mức giá cổ phiếu của một công ty trong ngành đó.

(3) Các loại tài sản đầu tư thay thế. Cổ phiếu công ty phải cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư với nhiều loại tài sản đầu tư khác nhau trên thị trường, thí dụ như trái phiếu chính phủ, bất động sản, vàng hay các loại ngoại tệ.

(4) Các giao dịch bất thường: là việc mua hay bán cổ phiếu xuất phát từ những lý do khác, không dựa trên cơ sở giá trị nội tại của loại cổ phiếu đó. Những giao dịch này bao gồm giao dịch của các cổ đông nội bộ trong công ty hay giao dịch cổ phiếu quỹ, thường theo kế hoạch được công bố trước. Mặc dù những giao dịch này không phải là các dấu hiệu để khẳng định giá cổ phiếu sẽ lên hay xuống nhưng trong một chừng mực nào đó có thể tác động đến cung-cầu cổ phiếu, do đó tác động đến giá cổ phiếu.

(5) Tính thanh khoản của một loại cổ phiếu phản ánh mức độ quan tâm của công chúng đầu tư. Khối lượng giao dịch thường là một thước đo của tính thanh khoản.

(6) Xu thế giá. Thông thường, giá cổ phiếu biến động theo những xu thế ngắn hạn. Khi giá một loại cổ phiếu tăng sẽ hấp dẫn người đầu tư tham gia và tiếp tục tăng giá. Ngược lại, điều tương tự cũng xảy ra với xu thế giảm giá. Điều đáng nói là những xu thế này chỉ trở nên rõ ràng khi nhìn lại những gì đã qua, còn trên thực tế khó có thể xác định được những xu thế đó.

(7) Nhân khẩu học. Từ thực tế các nhà đầu tư ở tuổi trung niên thường đầu tư dài hạn vào các loại cổ phiếu còn người đầu tư lớn tuổi thường chuyển từ cổ phiếu sang các loại tài sản đầu tư khác để phục vụ cho chế độ nghỉ hưu, các nghiên cứu nhân khẩu học cho thấy khi người trung niên chiếm tỷ trọng lớn trong công chúng đầu tư, sức cầu đối với cổ phiếu cũng cao hơn và hệ số định giá (P/E) cũng cao hơn.

Trạng thái thị trường 

Trạng thái thị trường liên quan đến trạng thái tâm lý của từng thành viên tham gia thị trường. Đây có lẽ là nhóm các yếu tố phức tạp nhất, vì vai trò hết sức quan trọng của chúng được biết tới trong sư biến động giá cổ phiếu trên thị trường, nhưng những hiểu biết về chúng mới chỉ là bắt đầu.

Mỗi người đầu tư đều có thể đưa ra các quyết định đầu tư cổ phiếu của mình trên cơ sở các yếu tố khác nhau. Những người đầu tư ngắn hạn và các nhà giao dịch chứng khoán thường ưu tiên các yếu tố kỹ thuật. Người đầu tư dài hạn chú trọng đến các yếu tố cơ bản, song cũng nhận thấy tầm quan trọng của các yếu tố kỹ thuật. 

Để thành công bạn hãy nhớ rằng: các yếu tố kỹ thuật và trạng thái thị trường thường quyết định giá chứng khoán trong ngắn hạn, nhưng các yếu tố cơ bản sẽ quyết định giá chứng khoán về dài hạn.


Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Mẫu hình cá mập – 5-0


Mẫu hình cá mập – 4 giao dịch có thể

Tôi thực sự thích mấu hình cá mập - một trong những mô hình Harmonic yêu thích của tôi. Nó tương đối mới, được phát hiện bởi Scott Carney trong năm 2011.
Đây là những những mẫu hình cá mập

Về bản chất mẫu hình cá mập là một mẫu mới : 5-0  , bạn giao dịch từ C để nhắm mục tiêu D. (mục tiêu D không được hiển thị trong sơ đồ ở trên – Nó sẽ ở khoảng  AB = CD với Fibonacci 50% của đỉnh đáy B,C).
Theo cách giao dịch này, sau đó bạn sẽ có một chuỗi cơ hội giao dịch thú vị nữa.
Ngoài việc là một mô hình có thể giao dịch theo đúng nghĩa của nó, những mẫu cá mập cũng có thể dẫn tới 3 cách giao dịch tiếp theo khác.
Thứ nhất, Mẫu cá mập dẫn tới mẫu hình 5-0. Đây là mẫu hình 5-0. Bạn có thể thấy mẫu cá mập liên quan đến nó. (Lưu ý rằng không phải tất cả các mô hình 5-0 đều dẫn trước bởi mẫu cá mập).

Mục tiêu đầu tiên của mẫu hình cá mập là điểm D của một mô hình 5-0. Và bây giờ với 5-0 bạn có khả năng để thực hiện giao dịch  từ D theo hướng ngược lại của giao dịch theo mẫu cá mập trước đây của bạn.
Tiếp theo, Để ý rằng các điểm BCD của một mô hình 5-0 thường chính là XAB của mô hình rơi hay cua đang hình thành (với B ở mức 50% XA, nó có thể hình thành hoặc là mẫu hình con dơi hoặc cua).
Bây giờ chúng ta quan sát mẫu hình dơi hoặc Cua đang hình thành và nếu một điểm C đươc thực hiện - nếu như vậy, thì chúng ta có khả năng tham gia giao dịch kiểu BAMM  (Giao dịch ở mức giá B để nhắm mục tiêu D của mô hình đang hình thành). Nhưng chúng tôi chỉ tham gia BAMM nếu nó xu hướng chung  hiện thời. Không giao dịch BAMM theo hướng ngược xu hướng.
Cuối cùng – Hoặc có hoặc không có giao dịch BAMM được thực hiện, chúng ta vẫn có thể tham gia giao dịch mới với mẫu hình Dơi hoặc Cua  - nếu nó được hình thành.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

ĐỌC VÀ HIỂU CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp với mục tiêu là cung cấp những thông tin hữu dụng cho người ra quyết định. Tuy nhiên để đọc và hiểu được Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp thì không phải ai cũng làm được
Đọc và hiểu báo cáo tài chính Doanh nghiệp do TS Nguyễn Hồng Thắng trình bày thuộc chương trình Doanh nghiệp & Hội nhập do HTV4 – Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là một trong series Video bổ sung kiến thức kinh doanh cho các CEO, Doanh nhân tương lai. Các kiến thức cơ bản trong Kinh doanh được trình bày bởi các giảng viên có kinh nghiệm, giúp bạn có những kiến thức nền tảng để bước vào Kinh doanh, hướng tới thành công.


Download: http://www.mediafire.com/?l2j6w2cf2f7q54d

Xem online:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=d3YzUY6zgLM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=37EJ0PBhb8Q
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=-jAVwxQ8AVM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=iKwb4OQirxU
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=SYOYsARueIs

Báo cáo tài chính là công cụ cuối cùng để chọn ra những công ty tốt, để đầu tư.
Trước đó chúng ta phải lọc theo ngành, xu hướng thị trường của ngành, vốn điều lệ của cty đó so với các công ty khác trong ngành, các chỉ số cơ bản như PE, ROA, ROE, EPS, … Cần lưu ý rằng tất cả các chỉ số kia có tuyệt đẹp thì cũng không thể đảm bảo cho 1 cổ phiếu của công ty đó sẽ tăng giá trong tương lai bởi có nhiều yếu tố chi phối. Chúng ta phải nhận ra và biết kết hợp các yếu tố này trong việc dự đoán.

Và xin nhớ rằng các chỉ số trên được tính tại 1 thời điểm cố định trong hiện tại, và điều đó đồng nghĩa với việc nó hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai theo cả hai chiều hướng tốt và xấu. Vậy một nhà đầu tư giỏi là người biết dự đoán các chỉ số trên ở tương lai của nó chứ ko phải ở hiện tại. Vậy làm sao để biết được chúng trong tương lai?

Chúng ta không thể biết chính xác nhưng có thể dự đoán với xác suất cao bằng cách nhìn vào các khả năng của công ty trong tương lai. Trong tương lai mặt hàng công ty đó kinh doanh sẽ như thế nào ? Đầu vào liệu có biến động gì không ? Tình hình tài chính nói chung trong hiện tại và tương lai gần là tốt hay xấu v.v…Tình hình tài chính của các công ty thuộc các lĩnh vực khác nói chung là tốt hay xấu ?

Một vd cụ thể để hiểu vấn đề này :
Cổ phiếu của nhiệt điện Phả Lại, mã PPC tại thời điểm thị trường đang xấu có các chỉ số rất đẹp, nếu mua nó không có gì phải bàn. 

(nói thêm chút xíu là tại sao nó đẹp : điện là ngành năng lượng, chủ yếu là thủy điện chỉ có 1 khấu hao duy nhất là khấu hao máy móc. Đầu vào là gì ? Nước. Nước có mất tiền mua không? Không. Đầu ra thì không bao giờ thiếu. Vậy các chỉ số của nó đẹp là điều tất nhiên.

Khi thị trường bắt đầu uptrend, vì nó mới chỉ bắt đầu thoát ra khỏi “ vùng xấu “ nên chỉ số của PPC vẫn được coi là đẹp so với các CP khác. Nhiều nhà đầu tư lão luyện nghĩ bụng với những chỉ số như mơ như vậy, khi mà thị trường bắt đầu uptrend, còn gì tuyệt hơn là mua vào và đợi một món lợi lớn. Và điều xảy ra thì đã không như họ mong đợi. PPC rớt giá ! Câu hỏi là tại sao.

Nhiều nhà đầu tư, kể cả NĐT lão luyện đều nhìn vào nhiều cái quá cao siêu mà ko để ý tới những cái bé nhỏ. Điện thì không thể có đột phá về lợi nhuận được, hay nói cách khác là nếu tình hình có tốt đến thế nào, doanh thu ngành điện là khó tăng nhiều, đơn giản là họ không thể phá giá điện và cũng khó có thể tăng sản lượng- đó là việc của nhà nước .

Khi mà các CP khác có mức đột phá về lợi nhuận, nó sẽ thu hút các nhà đầu tư. Tổng tiền là không đổi, đương nhiên khi tiền chảy về chỗ này nhiều thì chỗ kia sẽ phải ít đi. Chỗ ít trở thành chỗ kém hấp dẫn, thanh khoản thấp. và do vậy giá down là chuyện ắt xảy ra..

Kết thúc phần nói qua loa 1 chút trước khi đi vào BCTC

Để đọc được BCTC 1 cách chi tiết thì không đơn giản, nhưng đối với nhà đầu tư mới thì cũng có cách :
Có 1 số thứ cần quan tâm sau đây :
1. Dòng tiền : tiền và các thứ liên quan đến tiền
2. Lợi nhuận
3. Nợ ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
5. Các khoản phải chi
6. Dự trữ, dự phòng

Tôi không nói các cái khác không quan trọng, nhưng với những người mới thì những chỉ số trên vừa là để xem lướt tương đối ok, vừa là để học cách xem BCTC sâu hơn sau này.

1. Dòng tiền 
Nói lên quy mô hoạt động của DN ở thời điểm nào đó. Dòng tiền mà tăng thì chứng tỏ quy mô hoạt động của DN đó đang mở rộng. Nói chung dòng tiền càng nhiều càng tốt, nhưng không phải lúc nào mở rộng sx cũng là tốt cả, chúng ta phải xem với từng tình hình cụ thể ở từng thời điểm cụ thể. 

2. Lợi nhuận (nói chung) 
Lợi nhuận thu được là tăng hay giảm, xem lợi nhuận thu được là do công ty mở rộng sản xuất, kinh doanh hiệu quả ( từ 1 lời 2 rồi lời 3 rồi lời 4 …vd như vậy ) hay là chỉ đơn giản tại 1 thời điểm nào đó, do 1 nguyên nhân khách quan, giá sản phẩm của công ty đó tăng giá do 1 nguyên nhân nào đó (vd như trời đột ngột rét đậm, các cty bán chăn trúng lớn chẳng hạn) . Công ty được hưởng sái mà thực chất họ chả có gì thay đổi về chất. v.v…Rồi lợi nhuận đó họ thu được có phải từ ngành chính của họ không? Chiếm bao nhiêu phần trăm? Hay do những khoản đầu tư bên ngoài mang tính thời vụ…

3. Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn cho thấy khả năng quay vòng vốn của DN, nhưng nó cũng cho thấy quy mô SX, nó liên quan đến dòng tiền. Dòng tiền không đổi hoặc ít đi mà nợ ngắn hạn tăng lên thì tức là có vấn đề. Còn nếu 2 thằng cùng tăng thì fải xem xét, có thể DN mở rộng sx, họ fải vay nhiều hơn để sx nhiều hàng hóa hơn. Không sao bởi nếu bán được hang thì lợi nhuận cũng sẽ lớn hơn.

4. Hàng tồn kho 
Hàng tồn kho cũng là 1 yếu tố rất quan trọng, đặc biệt khi thị trường rơi vào khủng hoảng. Những DN giải quyết đc hàng tồn kho sẽ là những DN có khả năng sống sót cao. Nó cũng cho thấy khả năng tiêu thụ, quay vòng vốn của 1 DN.

5. Các khoản phải chi
Cái này cần phải xem khi thị trương nói chung đang trong tình trạng xấu, khủng hoảng. Khi đó nếu DN biết lường trước được khủng hoảng, họ sẽ có những biện pháp cắt giảm chi phí một cách kịp thời, họ sẽ giảm các khoản phải chi xuống. Nói cách khác họ có bộ máy quản trị tốt và có khả năng chuẩn bị, dự đoán dự báo tình hình tốt.

6. Dự trữ, dự phòng
Đặc biệt quan trọng trong khủng hoảng. Nếu DN không có dự trữ đủ mạnh thì chỉ cần 1 tác động nhỏ cũng có thể làm nó phá sản.

Trên đây là những gì chung chung nhất để mọi người có thể hình dung ra cách đọc 1 BCTC.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Tìm hiểu chỉ số P/E , P/E bao nhiêu là vừa?

P/E là một chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng rất phổ biến trong phân tích tài chính. Tất nhiên tỷ lệ này cũng có những hạn chế nhất định nhưng nó có ưu điểm là dễ tính và dễ hiểu. Nếu bạn muốn biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đôla lợi nhuận của một công ty, chúng ta hãy xem xét P/E. 

P/E là một tỷ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phhiếu. Nếu giá một cổ phiếu cuả IBM là 60 đôla và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 3 đôla thì tỷ lệ P/E sẽ là 20 (60/3). điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận của công ty. Nếu P/E giảm xuống còn18 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 18 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận. 

P/E truyền thống- tức là tỷ lệ P/E mà bạn vẫn thấy hàng ngày trên các tạp chí chứng khoán- còn gọi là P/E hiện tại. Để tính chỉ số này người ta lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ phiếu của 12 tháng gần nhất. 

Bên cạnh đó các nhà đầu tư còn sử dụng tỷ lệ P/E tương lai bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ phiếu của năm sau do Phố Wall ước tính. 

Chỉ số nào tốt hơn? Tỷ lệ P/E truyền thống có ưu điểm là nó phản ánh tình hình thực tế của doanh nghiệp vì mẫu số ( E) là con số thực tế đã được kiểm toán và báo cáo cho Uỷ ban chứng khoán và hối đoái. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số P/E tương lai dự đoán cả mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, ít nhất nó cũng giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư. 

Giả sử bạn có cổ phiếu của 2 công ty hoạt động trong cùng một ngành - ví dụ Exxon và Texaco - cùng có tỷ lệ P/E là 20. Giá cổ phiếu của Exon là 60 đôla và thu nhập là 3 đôla trong khi giá cổ phiếu của Texaco là 80 đôla và thu nhập là 4 đôla. Dường như 2 quyết định đầu tư này là như nhau nếu bạn không xem xét tới tỷ lệ P/E tương lai. 

Phố Wall ước tính thu nhập của Exon sẽ tăng tới 3,75 đôla một cổ phiếu (tức 25%) còn cổ phiếu của Texaco chỉ tăng tới 4,25 đôla( 6%). Trong trường hợp đó chỉ số P/E tương lai của Exon giảm xuống còn 16 trong khi đó chỉ số P/E tương lai của Texaco là 18,8. Nếu dự đoán này là đúng thì hiển nhiên mua cổ phiếu của Exxon sẽ có lợi hơn. 

Nhược điểm lớn nhất của cả 2 chỉ số này là đôi khi các công ty che giấu thu nhập của họ bằng cách công bố lãi nhiều hơn thực tế. Một kế toán viên có thể đưa ra những con số khống và khai tăng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lên một vài điểm 

Một thực tế nữa là thu nhập ước tính có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển của công ty và tuỳ theo mỗi nhà phân tích Phố Wall. Vì vậy, mặc dù được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhưng tỷ lệ P/E cũng chỉ là một chỉ số để tham khảo mà thôi.


P/E bao nhiêu là vừa?


Vào những ngày cuối năm 2006, Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM nhận xét: “Chỉ số P/E bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là 38,18 lần. So sánh với mức trung bình của các thị trường khác, P/E chỉ dao động từ 10-17 lần”. Sau tuyên bố này, giá cổ phiếu giảm mạnh. Vậy chỉ số P/E là gì, bao nhiêu là vừa? 

P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Thông thường người ta dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính. Ví dụ P/E của Vinamilk đầu tuần này là 33,41; của FPT là 62,82, của REE là 27,43...

Ý nghĩa đầu tiên của chỉ số này là biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng thu được từ cổ phiếu đó. Một P/E 30 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 30 đồng để nhận được 1 đồng từ cổ phiếu này. Tuy nhiên, P/E thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu hơn là kết quả làm ăn đã qua. Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành; nếu chỉ số P/E của một công ty cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới. Công ty có chỉ số P/E cao chắc chắn phải có lợi nhuận tương lai cao như kỳ vọng, nếu không thị trường sẽ tự điều chỉnh, giá cổ phiếu giảm cho đúng với thực tế.

Một ví dụ điển hình là Microsoft. Cách đây nhiều năm, khi Microsoft trên đường vươn lên ngôi bá chủ thị trường với những sản phẩm độc quyền, thị phần tăng vọt thì P/E của nó lên đến 100. Nay, khi Microsoft đã trở thành công ty hàng đầu, mức tăng trưởng khó lòng duy trì như xưa thì P/E giảm dần - tháng 6-2002 còn 43 và đến đầu tuần này xuống còn 23,69. Trong khi đó P/E của Google vẫn còn cao, đến 61,87. Chú ý, ở thị trường các nước, người ta phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quí trước đó (gọi là trailing P/E) và loại dự báo thu nhập bốn quí tiếp theo (gọi là forward P/E) - trong trường hợp của Google, trailing P/E cao vậy chứ forward P/E giảm còn 35,33 mà thôi.

Vì thế, thật khó nói P/E của một công ty là cao hay thấp nếu không tính đến hai yếu tố: 1. Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao); 2. Chỉ số của ngành ra sao (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa). Ví dụ, P/E của các hãng hàng không hiện nay là 0 vì đa phần đang lỗ; của ngành xây dựng dân dụng chỉ là 5,7; của ngành sản xuất đồng là 8,7 nhưng của ngành sản xuất bạc lên đến 107,6 và của ngành dịch vụ nghiên cứu cao chót vót tận 687,1 (số liệu ở thị trường Mỹ).

Chỉ số P/E vì thế không phải là yếu tố duy nhất để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu nào đó. P/E thấp có thể vì công ty này sắp gặp khó khăn, cổ phiếu không ai mua; công ty có thể chế biến sổ sách để giảm P/E bằng cách nâng thu nhập của cổ phiếu; lạm phát cao cũng làm giảm chỉ số này. P/E chỉ nên dùng để tham khảo sau khi đối chiếu với các công ty cùng ngành nghề và theo dõi xu hướng dài hạn dựa trên con số P/E trong một thời gian dài.

Vấn đề là chỉ số P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi, ở đây có hai trường hợp xảy ra:
- Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được.
- Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định .
Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao.
Hiện nay, các chuyên gia tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 15 - 35 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 20 - 35 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 20.
Tuy nhiên, bạn hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là con số âm thì làm sao có chỉ số P/E được .
Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn.
Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy với thị trường Việt Nam nên tư duy cổ phiếu đắt và rẻ như sau:
P/E <10 cổ phiếu rẻ
10 < P/E < 25 cổ phiếu hợp lý
P/E > 25 cổ phiếu đắt

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Phân tích cơ bản - chỉ tiêu tài chính cơ bản


1. Chỉ tiêu 

- Vốn điều lệ: là số vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ của công ty.
- Cổ phiếu đang lưu hành: là số lượng cổ phiếu của công ty hiện đang lưu hành trên thị trường.
- Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã phát hành và được mua, bán lại trên thị trường bởi chính tổ chức phát hành.

2. Kết quả hoạt động kinh doanh

- Tổng tài sản: là tổng giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của công ty tính đến thời điểm lập báo cáo
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, vốn chủ sở hữu thường bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới, các quỹ của công ty.
- Doanh thu thuần: là tổng số doanh thu bán hàng (trừ đi các khoản giảm trừ) công ty đạt được trong năm.
- Lợi nhuận sau thuế: Là tổng số tiền thực lãi (lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp) công ty thu về trong năm.

3. Hệ số khả năng thanh toán

3.1.Hệ số thanh toán ngắn hạn:
                                                    Tổng tài sản lưu động
Hệ số thanh toán ngắn hạn = ---------------------------------
                                                       Tổng nợ ngắn hạn

- Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
- Hệ số này của từng công ty thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, tuy nhiên mỗi ngành sẽ có một hệ số trung bình khác nhau.

3.2. Hệ số thanh toán nhanh:
                                    Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh = ------------------------------------
                                                      Tổng nợ ngắn hạn

- Hệ số này nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt.
- Hệ số này cũng thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán..

4. Hệ số khả năng sinh lời

4.1. Hệ số tổng lợi nhuận:
                         Doanh số - Trị giá hàng đã bán theo giá mua
Hệ số tổng lợi nhuận = ----------------------------------------
                                                      Doanh số bán

- Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.

4.2. Hệ số lợi nhuận ròng
                                           Lợi nhuận sau thuế
Hệ số lợi nhuận ròng = --------------------------------
                                             Doanh thu thuần

- Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty.
- Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân 1 ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận cao hơn. Đây là một trong các biện pháp quan trọng đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty năm nay so với các năm khác.

4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
                   Lợi nhuận sau thuế
ROA = ---------------------------------
                        Tổng tài sản

- ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty.
- Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty.

4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)
                 Lợi nhuận sau thuế
ROE = ------------------------------
                    Vốn chủ sở hữu

- ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty.

5. Hệ số cơ cấu tài chính

5.1. Hệ số nợ
                          Nợ phải trả
Hệ số nợ = ------------------------
                         Tổng tài sản

- Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu.
- Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, như vậy 1 hệ số nợ/ tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của công ty.

5.2. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
                                              Lợi nhuận sau thuế
Hệ số cơ cấu nguồn vốn = ------------------------------
                                                  Vốn chủ sở hữu

- Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của công ty.
- Để xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng công ty cũng như của từng ngành.

6. Các chỉ số về cổ phiếu

6.1. Cổ tức: là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ.

6.2. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( EPS )
                    Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi
EPS = -----------------------------------------------
                      Số lượng cổ phiếu phổ thông

- EPS cho biết nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần họ đang nắm giữ hàng năm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn.

6.3. Giá trên thu nhập của cổ phiếu ( P/E )
                        Giá thị trường
P/E = ------------------------------------
               Thu nhập của mỗi cổ phiếu

- Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS)
- P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được 1 đồng thu nhập.
- Nếu P/E cao điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến công ty đạt tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai. Thông thường cổ phiếu được đánh giá tốt khi tỷ lệ P/E nằm trong khoảng giá trị 10 lần.

6.4. Cổ tức trên thu nhập ( D/E )
                            Cổ tức
D/E = --------------------------------------
               Thu nhập của mỗi cổ phiếu

- Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông phổ thông dưới dạng cổ tức. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, bởi lẽ họ sẽ được trả mức cổ tức cao cho mỗi cổ phiếu nắm giữ.

6.5. Cổ tức trên thị giá ( D/P )
                            Cổ tức
D/E = ----------------------------------
               Giá thị trường hiện thời

- Hệ số này phản ánh mức lợi tức mong đợi của nhà đầu tư khi mua một loại cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Nếu tỷ lệ này càng cao thì cổ phiếu đó càng được các nhà đầu tư ưa thích vì họ kỳ vọng vào lợi nhuận cao thu về khi đầu tư vào cổ phiếu.

6.6. Giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông
                           Tổng tài sản – Tổng số nợ - Cổ phiếu ưu đãi
Giá trị sổ sách = -----------------------------------------------
                                             Số cổ phiếu phổ thông

Chỉ tiêu này được dùng để xác định giá trị của một cổ phiếu theo số liệu trên sổ sách, một nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này để so sánh với giá trị thị trường của cổ phiếu, nếu chỉ tiêu này càng thấp hơn so với giá trị th

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Bí mật của Momentum trong kỹ thuật xác định xu hướng thị trường (Trend Trading)



Bí mật của Momentum trong kỹ thuật xác định xu hướng thị trường (Trend Trading)  

Các bạn thấy trên biểu đồ Phân tích kỹ thuật của tôi luôn có 
RSI và tôi vẽ mũi tên xác định xu hướng trên RSI giống hệt 
như trên biểu đồ giá ( price action) 

Vậy công dụng của RSi là gì và ứng dụng thế nào để xác định 
xu hướng !? 

Search trên Google về chỉ báo Indicator RSI,các bạn thấy công 
cụ này có chức năng chính là chỉ ra khu vực "Quá mua-
Overbought và Quá bán-Oversold "Tuy nhiên,nếu chỉ có 
vậy thì các Trader dễ bắt phải tín hiệu nhiễu khi thị trường dậy 
sóng. Trong các phiên giao dịch thì Phiên Mỹ ( Khoảng từ 7:20 
-10:00 ) có khối lượng giao dịch và cường độ giao động "khủng 
nhất" Đặc biệt vào các thời điểm công bố "Hot News" giá chạy 
rất nhanh và không "để ý" đến khu vực Overbought lẫn 
Oversold như RSI chỉ báo. 

Tóm lại, chúng ta nên xác định Overbought-Sold như sau: 
Bước 1: Chèn cả 2 line RSI với thông số 14 và 9 như ảnh minh 
họa sau:  
http://4.bp.blogspot.com/-qAOonq0MViA/Tw1Gj3bKuaI/AAAAAAAAAas/YsUiHp9xM1E/s1600/oversold.PNG
Bước 2: Khi cả 2 đường RSI đến khu vực quá mua/bán và giãn 
cách thì thời điểm đảo chiều đã đến 
Bước 3: Xác nhận tín hiệu, Quan sát tìm nến đảo chiều hoặc 
nến GIẢM ngay tại mức cản quan trọng ( Xác định theo quá 
khứ,Fibonacci,Trendline,..) 
Như ví dụ minh họa,Tôi xác định mức Kháng cự mạnh như sau: 
Nhìn kỹ sẽ thấy "Gap" hội tụ nhiều mức cản trong quá khứ ( 
Theo kinh thánh,khoa học,triết học,...đều khẳng định: LỊCH 
SỬ CÓ KHUYNH HƯỚNG LẬP LẠI CHÍNH NÓ"). Theo trường 
phái Phân tích kỹ thuật thì sau khi phá vỡ kênh giảm sẽ có đợt 
hồi về để củng cố lực tăng. 
Trong bài viết này,tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm dự báo xu 
hướng tiếp diễn hay sắp đảo chiều thông qua Momentum. 

Phần I: Momentum là gì ? 

Có thể hiểu nôm na, Momentum là " động lượng" và " "linh 
hồn" của Trend.  
Momentum được nhận dạng qua các Indicator như: RSI, MACD, Stochatic (theo kinh nghiệm,tôi chỉ dùng RSI để tránh 
xung đột ). Qua các hình dạng của Momentum,ta có thể dự 
báo xu hướng sẽ tiếp diễn hay sắp đảo chiều ( phân kì 
Divergence ) 

Phần II: Xu hướng sắp đảo chiều: 

Quan sát ví dụ sau : 

 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi2BCnbtuG2fXHaWTmFfHgvy3n36nGKrfzgDGLsv9j-Te4X4lQaPWh5BhcNbZML1pI32UYlLzkNNn4ZnRq4Ae2FH3RcoztoFhfrgVk8R_6pp6D3buCM6digXLdo2rozxrlct5XicAYnpaU/s1600/EURUSD_CONTINUOUS_TREND_MOMENTUM.PNG

  

Nếu chỉ quan sát trên biểu đồ giá thì xu hướng chủ đạo : GIẢM 
Kết luận như vậy thì Trader này chỉ có " 1 mắt" 
Theo kinh nghiệm,tôi luôn kết hợp Trend của RSI và đối chiếu 
với Trend trên biểu đồ giá. 
Các bạn thấy giá đang cắm đầu xuống thì quyết định BUY của 
tôi thật "mạo hiểm" phải không ? 
Tôi lại không nghĩ vậy,một đợt đảo chiều đã đến và bắt đầu lên ván chuẩn bị "lướt" 
1/ Moving Avarage (200) được áp dụng rất hiệu quả trên biểu 
đồ 1H. Đường MA này cũng được "kết án" chậm trễ,luôn theo 
sau thị trường. Tuy nhiên,kết luận hời hợt như vậy cho thấy 
tác giả đó chưa thấu hiểu bản chất của MA. Ở đây,mặc dù giá 
đã giảm khá xa so với đường MA nhưng MA vẫn không bị "lay 
động" và đang "trung bình giá" tạo lực hút tăng 
2/ RSI được hỗ trợ trên Bullish Trendline dự báo một đợt sóng 
tăng mạnh khi giá bật dậy từ hỗ trợ quan trọng. 

KẾT QUẢ: 
  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEirckWt9zVqnaVDkEG1rxW0jdEiVQNxiQZQRnZ-qdMJApzFqq34Bmx_4Adq71fWe0jxGAanbld5c6QBjIVJdEMrF2p8nW76R0KU1k1xLz4kRWAeV4_9twCJJUq8R9pdgur8kqvUl0G95IA/s1600/TRADING_RECORD_BULLISH_MOMENTUM.PN

Ví dụ 2: RSI phá vỡ Trendline   

Xu hướng chủ đạo trên biểu đồ giá là gì ? >> GIẢM 
Xu hướng trên RSI !? RSI phá vỡ Trendline kháng cự chỉ ra xu 
hướng giảm đã kết thúc và mở ra xu hướng tăng mới. https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEirckWt9zVqnaVDkEG1rxW0jdEiVQNxiQZQRnZ-qdMJApzFqq34Bmx_4Adq71fWe0jxGAanbld5c6QBjIVJdEMrF2p8nW76R0KU1k1xLz4kRWAeV4_9twCJJUq8R9pdgur8kqvUl0G95IA/s1600/TRADING_RECORD_BULLISH_MOMENTUM.PN

KẾT QUẢ:


Thế đấy, nếu chỉ Phân tích trên biểu đồ giá thì chỉ 
mới đánh giá ở vẻ bên ngoài.Cần kết hợp Momentum (linh 
hồn) để nắm được bản chất của vấn đề.